Báo Đồng Nai điện tử
En

"Nổ tài"!

11:10, 23/10/2017

Sau trận thua với tỷ số "kỷ lục" 3-4 trước Than QN đe dọa nghiêm trọng đến tham vọng vô địch, toàn đội FLC Thanh Hóa đã rời Cẩm Phả ngay trong đêm và sáng hôm sau 23-10 ban lãnh đạo CLB đã có cuộc họp khẩn với ban huấn luyện.

Sau trận thua với tỷ số “kỷ lục” 3-4 trước Than QN đe dọa nghiêm trọng đến tham vọng vô địch, toàn đội FLC Thanh Hóa đã rời Cẩm Phả ngay trong đêm và sáng hôm sau 23-10 ban lãnh đạo CLB đã có cuộc họp khẩn với ban huấn luyện.

HLV Petrovic bức xúc với trọng tài trong trận gặp Than Quảng Ninh trên sân Cẩm Phả.
HLV Petrovic bức xúc với trọng tài trong trận gặp Than Quảng Ninh trên sân Cẩm Phả.

Phân tích những sai lầm dẫn đến thất bại, lãnh đạo đội bóng yêu cầu có phương án thay thế cầu thủ không có phong độ trong 2 trận đấu vừa qua, đồng thời đề nghị mời các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ những sai phạm “bất thường” của các cá nhân liên quan.

Quả là “bất thường”. Bất bại suốt 9 vòng đấu đầu tiên và liên tục dẫn đầu, nhưng kể từ sau khi V.League trở lại Thanh Hóa chỉ thắng đúng 1 trận, còn 2 trận bị cầm hòa (đều trên sân nhà) và có đến 3 thất bại. Trong 6 trận ấy, hàng thủ vốn nổi tiếng “cứng cựa” đã để thủng lưới tới 14 lần, bằng cả 16 vòng đấu đầu tiên. Mới nhất, trận thua Than QN là lần đầu tiên trong mùa đội quân của HLV Petrovic có đến 4 lần phải vào lưới nhặt bóng, trong đó 2 bàn thua đầu dẫn đến cuộc ngược dòng cho đội chủ nhà là sai lầm cá nhân khó hiểu của 2 lá chắn thép từng sát cánh nhau trong màu áo Đồng Nai ở V.League 2013. Phút cuối cùng của hiệp I, thủ môn Thanh Thắng - được coi là “người hùng”, góp công rất lớn cho sự vững chắc của hàng phòng ngự xứ Thanh - trong tư thế không hề bị đối phương gây áp lực, có thừa không gian và phương án phát bóng, thế nhưng lại chuyền thẳng vào chân tiền đạo Dyachenko của Than QN như “mời anh xơi”. Phút đầu tiên hiệp II, đến lượt trung vệ dày dạn kinh nghiệm Nguyễn Van Bakel phạm lỗi đẩy người từ phía sau rất thô thiển, lộ liễu dẫn đến quả penalty khi chỉ cần áp lưng đối phương là bóng sẽ đi hết đường biên cuối sân.

2 bàn thua liên tiếp chỉ trong vòng đúng 1 phút ở thời gian bù giờ (90+3 và 90+4) sau khi đã an toàn dẫn 4-1 của chủ nhà Than QN cũng rất “bất thường”, xét trên việc hàng thủ của đội bóng đất mỏ giữ sạch lưới trong cả 4 trận liền trước đó.

7 bàn thắng trong cuộc đối đầu Than QN - Thanh Hóa, 6 bàn giữa Long An và Sài Gòn, 2 trận cùng 5 bàn SLNA - Hải Phòng, S.Khánh Hòa - SHB.ĐN và chiến thắng 4-0 của Hà Nội trước Cần Thơ đã làm nên một vòng đấu có đến 30 bàn thắng, tức trung bình hơn 4 bàn/trận. Nhưng không chỉ ở vòng 22, cuối tuần qua mà những vòng đấu gần đây của cả V.League lẫn Cúp QG người ta chứng kiến hàng loạt những “cơn mưa bàn thắng”, những “màn rượt đuổi tỷ số kịch tính” với 3, 4, 5 thậm chí 6 bàn thắng trở lên là... bình thường. Và đáng chú ý là, gần một nửa trong số các bàn thắng ấy được thực hiện ở 15 phút cuối trận.

Sức hấp dẫn của một trận cầu là bàn thắng, càng thú vị, kịch tính khi nó được ghi muộn màng. Đó là điều lẽ ra đáng mừng, nhưng với bóng đá Việt vốn nhiều góc khuất và đã có những minh chứng tiền lệ, bỗng không khỏi giật mình chột dạ. Vì sao hiện tượng bùng nổ các bàn thắng lại xảy ra dồn dập ở giai đoạn cuối mùa này, thời điểm “tranh tối, tranh sáng” mà nhiều đội số phận đã an bài, không còn mục tiêu phấn đấu, có thể tập trung cho những toan tính cá nhân ngoài sân cỏ? Có “mùi” chăng khi “tài” (tổng số bàn thắng lớn hơn tỷ lệ kèo cá cược) “nổ” liên tục?

 “Lưới rung là tin nhắn về”!

Đông Kha

Tin xem nhiều