Thống kê cho thấy ở vòng 1/8 và tứ kết Champions League, các trọng tài châu Âu đã mắc tổng cộng 10 sai lầm cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến bàn thắng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trận đấu (trừ một quả penalty Bayern bỏ lỡ), mà đỉnh điểm là trận Real Madrid - Bayern Munich.
Thống kê cho thấy ở vòng 1/8 và tứ kết Champions League, các trọng tài châu Âu đã mắc tổng cộng 10 sai lầm cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến bàn thắng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trận đấu (trừ một quả penalty Bayern bỏ lỡ), mà đỉnh điểm là trận Real Madrid - Bayern Munich. VFF và Các trọng tài Việt được phen hả hê: Đấy nhé đâu cứ chúng tôi, vốn ở nền bóng đá thuộc vùng trũng thế giới, mà các ông vua sân cỏ ở giải đấu đỉnh cao châu Âu (cũng là thế giới) cũng sai lầm đấy thôi! Ở đây nhận xét (nền) bóng đá nào thì trọng tài ấy xem ra chưa ổn. Bởi ngoài ông Viktor Kassai là người Hungary, các vị trọng tài còn lại đều đến từ những nền bóng đá chuyên nghiệp, phát triển bậc nhất thế giới: Đức, Italia.
Uất ức cùng cực vì đội bóng của mình bị loại bởi những quyết định sai của trọng tài, nhưng sau trận đấu HLV Ancelotti vẫn lịch sự bắt tay trọng tài. |
Cũng có những bức xức, lên án gay gắt từ HLV, cầu thủ, truyền thông như “trọng tài đã “giết” đội bóng chúng tôi”, “10 người Bayern phải chơi với 14”, “Vụ cướp bóc lịch sử tại Madrid”... Cũng có “truy cứu lý lịch”, “bới lông tìm vết” những sai phạm trong quá khứ của trọng tài Kassai. Người theo chủ nghĩa hoài nghi và yêu mến Bayern không thể không đặt vấn đề, vì sao trọng tài lại có thể mắc nhiều lỗi nặng đến thế trong một trận đấu, mà lại chỉ đều có lợi cho một phía, ở đây lại là đội chủ nhà? Còn những người theo “thuyết âm mưu” thì suy diễn, vì Real và Barca là 2 thương hiệu lớn nhất với những siêu sao, nên UEFA muốn họ càng vào sâu càng tốt để làm hài lòng nhà tài trợ, thu hút khán giả(!?).
Đó là diễn biến tâm lý đám đông bình thường, ở đâu cũng thế. Tuy nhiên, khác với bóng đá xứ ta là cách phản ứng và hành xử của những người trong cuộc. Không có cảnh HLV, lãnh đạo CLB chạy sổ vào sân; cầu thủ cũng phản đối, bức xúc nhưng không có kiểu xô đẩy, vây lấy gây áp lực như muốn ăn tươi nuốt sống, ăn thua đủ với trọng tài hay buông những lời mạt sát, đe dọa... Sau trận đấu cũng không có đơn khiếu nại, kiến nghị hay “tâm thư”, càng không có những đề nghị vô lối kiểu như “đừng bao giờ xếp ông trọng tài đó bắt đội của tôi nữa” và tất nhiên không có dọa bỏ giải, “nghỉ chơi bóng đá” của các “ông bầu”. Là thành viên, họ tuân thủ luật lệ và chấp nhận, coi sai sót của trọng tài là một phần của cuộc chơi, không trầm trọng hóa vấn đề. Ấy là khác biệt của văn hóa, của bóng đá thực sự chuyên nghiệp!
Minh Chung