Không mê tín nhưng có một trùng hợp buồn cho bóng đá Việt Nam. Kể từ năm 2014, cứ mỗi khi trước giải chúng ta mời một đội bóng trong khu vực Đông Nam Á đá giao hữu, thì y như rằng vào giải chính thức lại bị chính đội bóng ấy loại ở bán kết.
Không mê tín nhưng có một trùng hợp buồn cho bóng đá Việt Nam. Kể từ năm 2014, cứ mỗi khi trước giải chúng ta mời một đội bóng trong khu vực Đông Nam Á đá giao hữu, thì y như rằng vào giải chính thức lại bị chính đội bóng ấy loại ở bán kết. Cụ thể, đó là trường hợp với Malaysia ở AFF Cup 2014, Myanmar tại SEA Games 2015 và mới nhất là với Indonesia ở AFF Cup 2016 vừa qua.
Malaysia từng khiến tuyển Việt Nam gục ngã ngay trước ngưỡng cửa trận chung kết. Ảnh: Internet. |
“Thử kêu, đốt tịt” là căn bệnh lâu nay của bóng đá Việt Nam. Không ít lần các HLV và cầu thủ nhà mình thốt lên: “Sao trước giải đá giao hữu “nó” yếu thế mà vào giải lại chơi hay thế?”. Bên cạnh vấn đề chuyên môn (khả năng thay đổi lối chơi, đấu pháp), đó còn là yếu tố tâm lý. Ngoài ra, một đội tuyển thường thay đổi rất nhiều trong quá trình chuẩn bị đến thi đấu, vào sâu trong giải, theo hướng tốt dần lên. Malaysia là điển hình rất biết cách thay đổi. Còn nhớ tại SEA Gaems 2009 ở Lào, U.23 Việt Nam của HLV Calisto đã thắng dễ Mã 3-1 ở vòng bảng, gặp lại ở chung kết tưởng như cầm chắc vàng, nhưng rồi đã thua 0-1.
Hy vọng “điệp khúc buồn” này không lặp lại ở SEA Games năm nay khi Malaysia là chủ nhà.
Dương Cầm