Trong 15 mùa giải chuyên nghiệp, đã ghi nhận tổng cộng 26 trường hợp rớt hạng ở V.League, nhưng chỉ có 20 đội là thực sự xuống chơi ở giải hạng nhất năm sau đó (ngoài SGXT và An Giang giải thể sau 2 mùa liên tiếp 2013, 2014
Trong 15 mùa giải chuyên nghiệp, đã ghi nhận tổng cộng 26 trường hợp rớt hạng ở V.League, nhưng chỉ có 20 đội là thực sự xuống chơi ở giải hạng nhất năm sau đó (ngoài SGXT và An Giang giải thể sau 2 mùa liên tiếp 2013, 2014; 4 trường hợp còn lại là mua suất của 1 CLB khác để tiếp tục trụ lại là LG-ACB mua suất ở Hàng Không VN đổi thành LG-HNACB ở mùa 2003, Thanh Hóa mua suất Thể Công mùa 2009, HN ACB nhập với Hòa Phát Hà Nội thành CLB Hà Nội năm 2011 và Hải Phòng mua suất K.Khánh Hòa mùa 2012).
Kỷ lục về số lần xuống hạng là Đồng Tháp, với tổng cộng 4 lần. Kế đến 3 lần là Hải Phòng và đội bóng của “bầu” Kiên. 2 lần rớt hạng là Huế, Cảng SG - Thép miền Nam - TP.Hồ Chí Minh. Cùng một lần nếm trải hương vị đắng này là: Khánh Hòa, Ngân hàng Đông Á, Thể Công, Tiền Giang, Bình Định, Hòa Phát HN, Nam Định, ĐTLA, SGXT, An Giang và Đồng Nai.
Kiên trì và mất thời gian dài nhất để trở lại V.League là Khánh Hòa, Huế (phải 5 năm mới lên lại) và Thể Công (3 năm). Ở chiều ngược lại có 5 đội sau lần rớt hạng cuối cùng đến nay vẫn chưa thể trở lại sân chơi cao nhất là: Tiền Giang (đã 9 năm), Huế (8 năm), Bình Định (7 năm), TP.Hồ Chí Minh (6 năm) và Nam Định (5 năm). Ngoài ra, có 3 CLB sau khi rớt hạng đã giải thể, biến mất trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là: Ngân hàng Đông Á, XM SGXT và An Giang (trường hợp Thể Công, Hòa Phát, HN ACB là bán suất hoặc sát nhập).
Đồng Nai sẽ ở trường hợp nào?
Trần Đỗ