Trong quan điểm chiến thuật của HLV Miura, ông luôn sử dụng cặp tiền vệ trung tâm gồm một cầu thủ giữ trọng trách che chắn, phòng ngự từ xa và người còn lại cũng có phẩm chất tương tự nhưng thiên về hỗ trợ tấn công. Bản thân Hoàng Thịnh vốn là một tiền vệ đánh chặn nhưng dưới thời nhà cầm quân người Nhật, ở Asiad 17 và AFF Cup 2014, anh được đẩy lên cao hơn, với người "dọn dẹp" phía sau là Huy Hùng.
Trong quan điểm chiến thuật của HLV Miura, ông luôn sử dụng cặp tiền vệ trung tâm gồm một cầu thủ giữ trọng trách che chắn, phòng ngự từ xa và người còn lại cũng có phẩm chất tương tự nhưng thiên về hỗ trợ tấn công. Bản thân Hoàng Thịnh vốn là một tiền vệ đánh chặn nhưng dưới thời nhà cầm quân người Nhật, ở Asiad 17 và AFF Cup 2014, anh được đẩy lên cao hơn, với người “dọn dẹp” phía sau là Huy Hùng.
Tuấn Anh nỗ lực thoát cảnh dự bị ở U.23 Việt Nam. Ảnh: T.L |
Giờ ai sẽ là người có khả năng đảm đương vị trí của tiền vệ SLNA? Ở ĐT U.23, cái tên được nhắc đến đầu tiên là Tuấn Anh. Đàn em này còn hơn cả Hoàng Thịnh về kỹ thuật, khả năng chuyền bóng, tư duy chiến thuật, nhưng sức mạnh, tốc độ, khả năng tranh chấp lại thua xa. Màn trình diễn thất vọng ở vòng loại U.23 châu Á vừa qua đã cho thấy những hạn chế của tiền vệ tài hoa này khi không đứng trong môi trường quen thuộc U.19 VN. Không chỉ vậy, “cầu thủ trẻ xuất sắc nhất” 2014 còn đang bị chấn thương viêm gân cơ, những buổi tập vừa qua chỉ có thể làm khán giả.
Sự “mong manh” của Tuấn Anh là cơ hội cho Duy Mạnh (HN T&T). Tiền vệ 19 tuổi này sở hữu các phẩm chất tương tự Tuấn Anh và hơn ở sự đa dạng trong lối chơi lẫn sức tì đè, nhưng về mặt thể lực, tốc độ và khả năng tạo đột biến anh vẫn chưa “chín”. Một hạn chế nữa của Duy Mạnh là tâm lý thi đấu. Không phải vô cớ mà Duy Mạnh từng lên ĐT U.19 Việt Nam vào năm 2013, nhưng sau đó HLV Graechen đã gạch tên anh ở những giải đấu quan trọng trong 1 năm sau đó. Còn ở HN T&T, sau vài trận ra mắt ấn tượng tại V.League 2015, Mạnh chơi rất mờ nhạt như thành tích của chính CLB này.
Cũng có người đề cập đến Hữu Dũng - tiền vệ được HLV Miura tin dùng ở vòng loại U.23 châu Á tại Malaysia và đã đá trọn 90 phút trận gặp U.23 Hàn Quốc vừa qua, nhưng cầu thủ Thanh Hóa này cũng như Thanh Hiền (Đồng Tháp) hay Huỳnh Tấn Tài (ĐTLA), vốn là những tiền vệ quét (tương tự như ở SLNA mùa này, HLV Ngô Quang Trường đẩy trung vệ Quế Ngọc Hải lên đá trụ hầu gia tăng khâu phòng ngự từ xa), chỉ là phương án thay cho Huy Hùng (hiện vẫn chưa thể tập luyện vì chấn thương).
Do đó, một phương án “chữa cháy” mà ông Miura có thể tính đến là kéo Công Phượng chơi lùi hơn so với vai trò số 10, về hẳn tiền vệ trung tâm, bởi hiện ở tuyển U.23 khá dư thừa hàng công, ngoài Hồng Quân còn có Văn Toàn, Tuấn Tài, Phúc Tịnh, Thanh Bình. Khi đó sức bật và sự sáng tạo của tuyến giữa sẽ gia tăng đáng kể.
Với ĐT quốc gia, để thay cho vai trò của Hoàng Thịnh, HLV Miura đã gọi bổ sung Mai Tiến Thành. Đây là một quyết định hợp lý, bởi từ khi về B.Bình Dương cầu thủ đa năng chuyên chạy cánh gốc Thanh Hóa này đã được ông Lê Thụy Hải phát hiện thành công trong vai trò mới: tiền vệ trung tâm.
Có điều khá ngạc nhiên, nhà cầm quân người Nhật lại bỏ sót một cái tên rất tiềm năng: tiền vệ Hải Huy của Than QN, tuyển thủ U.23 từng tham dự SEA Games 27 mà theo chúng tôi là hội đủ yếu tố để gánh vác vị trí của Hoàng Thịnh.
Trần Đỗ