Báo Đồng Nai điện tử
En

Một sự nghiệp lẫy lừng

11:06, 02/06/2014

Là thành viên của ĐT miền Nam khi 18 tuổi. Mới 24 tuổi nhưng trung vệ Tam Lang đã được các đồng đội và HLV Weigang (người sau này đưa ĐTVN giành HCB, chiếc HC quốc tế đầu tiên sau ngày thống nhất, tại SEA Games 1995) tín nhiệm trao cho trọng trách thủ quân ĐT miền Nam dự Cúp Merdeka 1966 và đoạt chức vô địch (ra đời từ thập niên 1950, Merdeka Cup của Malaysia từng là một giải đấu rất danh tiếng, quy tụ những đội mạnh nhất của châu Á).

Là thành viên của ĐT miền Nam khi 18 tuổi. Mới 24 tuổi nhưng trung vệ Tam Lang đã được các đồng đội và HLV Weigang (người sau này đưa ĐTVN giành HCB, chiếc HC quốc tế đầu tiên sau ngày thống nhất, tại SEA Games 1995) tín nhiệm trao cho trọng trách thủ quân ĐT miền Nam dự Cúp Merdeka 1966 và đoạt chức vô địch (ra đời từ thập niên 1950, Merdeka Cup của Malaysia từng là một giải đấu rất danh tiếng, quy tụ những đội mạnh nhất của châu Á). Chuyện tình “sét đánh” và cuộc hôn nhân của đôi “trai tài, gái sắc” cầu thủ Tam Lang và nghệ sĩ “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết của đoàn Dạ Lý Hương xuất phát từ chính sự kiện lịch sử này (2 người kết hôn vào năm 1967 nhưng chia tay vào năm 1974, với người vợ sau ông có một con gái). Cũng trong năm 1967, Tam Lang (cùng danh thủ Đỗ Thới Vinh (Vinh “sói”), được vinh dự mời khoác đội tuyển Các Ngôi sao châu Á.

Sau ngày giải phóng năm 1975, thủ quân Tam Lang cùng các đồng đội: Tư Lê, Dương Văn Thà, Trần Văn Xinh, Nguyễn Văn Ngôn… quy tụ về thi đấu dưới màu áo Cảng Sài Gòn (SG) và đưa cái tên này trở thành một thương hiệu đặc trưng của BĐ miền Nam. Năm 1981, ông được cử đi tu nghiệp lớp HLV ở CHDC Đức. Về nước, tháng 9-1982 chính thức làm HLV Cảng SG và dẫn dắt đội bóng 4 lần đoạt chức vô địch quốc gia: 1986, 1994, 1997, 2002 và 2 chiếc Cúp QG (1992, 1998). Năm 1993, ông là cựu cầu thủ của chế độ Sài Gòn đầu tiên được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam (cha ông là liệt sĩ chống Pháp, hy sinh năm 1945). Trong thời gian này, ông Tam Lang cũng đồng thời là HLV phó và trợ lý cho các HLV nước ngoài của ĐTVN tham dự các kỳ SEA Games và Tiger Cup. Ngày 15-9-2003, ông chia tay với CLB bóng đá Thép miền Nam - Cảng Sài Gòn, chính thức giã từ sự nghiệp sân cỏ, kết thúc “cuộc tình” 28 năm với “Cảng”.

Linh cữu cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang được quàn tại Nhà tang lễ TP. Hồ Chí Minh (số 25, Lê Quý Đôn, quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Lễ viếng bắt đầu từ 19 giờ ngày 3-6, lễ động quan lúc 7 giờ ngày 6-6, sau đó an táng tại nghĩa trang Đa Phước (Bình Chánh).

Điềm đạm, luôn đề cao đạo đức cả trên sân cỏ lẫn ngoài đời, Phạm Huỳnh Tam Lang là một trong số ít cầu thủ và HLV nhận được sự kính trọng của người hâm mộ lẫn giới chuyên môn. Với những cống hiến trên cả cương vị cầu thủ và HLV cho bóng đá Việt Nam và châu Á, ông Phạm Huỳnh Tam Lang đã được AFC trao Kỷ niệm chương 50 năm. Năm 2013, ông được Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh trao giải “Vinh danh FairPlay”. Những năm cuối đời, cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang phải chống chọi với nhiều bệnh tật: thấp khớp, tim mạch, gút, khiến trí nhớ suy giảm, đi lại rất khó khăn, nhưng ông vẫn luôn có mặt tại các sự kiện gặp gỡ của các cựu danh thủ, cũng như các thế hệ học trò của Cảng SG.

Dương Cầm

 

 

 

 

 

 

 

x

Tin xem nhiều