Báo Đồng Nai điện tử
En

Không thể cứ trông mong "gặt lúa trời" (Bài cuối)

12:05, 31/05/2014

Về cú trượt chân lịch sử của đội tuyển (ĐT) nữ Việt Nam (VN), ông Phạm Văn Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, nói: "Buồn lắm, tiếc lắm. Nếu chúng ta đoạt vé đi dự World Cup, hình ảnh đất nước sẽ được quảng bá chẳng kém gì đăng cai Asiad, mà chẳng tốn kém hàng triệu đô la". Nhưng vị nguyên phó chủ tịch VFF nhiệm kỳ trước cũng thừa nhận: bóng đá (BĐ) nữ Việt Nam thua Thái Lan cũng là kết cục hợp lý.

Về cú trượt chân lịch sử của đội tuyển (ĐT) nữ Việt Nam (VN), ông Phạm Văn Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, nói: “Buồn lắm, tiếc lắm. Nếu chúng ta đoạt vé đi dự World Cup, hình ảnh đất nước sẽ được quảng bá chẳng kém gì đăng cai Asiad, mà chẳng tốn kém hàng triệu đô la”. Nhưng vị nguyên phó chủ tịch VFF nhiệm kỳ trước cũng thừa nhận: bóng đá (BĐ) nữ Việt Nam thua Thái Lan cũng là kết cục hợp lý.

Sự quan tâm đầu tư của VFF cho bóng đá nữ thiếu chiều sâu.
Sự quan tâm đầu tư của VFF cho bóng đá nữ thiếu chiều sâu.

Thái Lan là một trong 6 ĐT góp mặt từ giải vô địch BĐ nữ châu Á đầu tiên vào năm 1975 tại Hong Kong và sau 3 lần giành ngôi á quân, họ đã lần đầu tiên và duy nhất đến nay - lên ngôi vô địch vào năm 1983 trên sân nhà (phải đến kỳ Asian Cup nữ thứ 4-1981, ĐT nữ Nhật Bản mới tham gia, còn Trung Quốc thì năm 1986 mới lần đầu tham dự - và đoạt ngay chức quán quân). Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng là quốc gia đầu tiên đưa BĐ nữ vào chương trình thi đấu SEA Games vào năm 1985, và phải 10 năm sau BĐ nữ VN mới ra mắt (thậm chí trước đó còn bị cấm đoán). Nhắc lại như vậy để thấy, BĐ nữ VN đi sau người Thái ít nhất 2 thập niên. Tuy nhiên, tính từ kỳ SEA Games đầu tiên tham dự tại Chieng Mai 1995 mà ĐT nữ VN đoạt ngay HCB (thua đội chủ nhà 0-4 ở trận chung kết), BĐ nữ VN đã nhanh chóng trở thành thế lực mới, thống trị khu vực với 4 lần đăng quang liên tiếp trong giai đoạn 2001-2009. Đây cũng là giai đoạn người Thái chấp nhận thoái trào, âm thầm đầu tư, trẻ hóa lực lượng một cách căn cơ (các tài năng xuất sắc được cho đi đào tạo ở châu Âu, ĐT thường xuyên tập huấn ở Nhật Bản, nền BĐ nữ đang là số 1 thế giới…). Và BĐ nữ xứ chùa Vàng đã trở lại mạnh mẽ với 2 lần đánh bại VN chỉ trong vòng 5 tháng để giành lại HCV SEA Games trên đất Myanmar và tấm vé lịch sử dự World Cup ngay tại VN.

Điều đáng nói nếu lứa cầu thủ hiện tại của ĐT nữ Thái Lan (trẻ nhất 18 tuổi và “già” nhất 25 tuổi) hoàn toàn còn có thể phát triển hơn nữa, thì hàng loạt trụ cột của ĐT nữ VN, như: Kim Hồng, Minh Nguyệt, Kiều Trinh, Lê Thị Thương, Ngọc Anh, Tuyết Mai, Kim Tiến đều chuẩn bị bước sang tuổi “băm”, cái tuổi mà nhiều cầu thủ nam cũng đã giải nghệ, huống hồ nữ. Trong khi đó, lực lượng kế cận quá mỏng. BĐ nữ VN lâu nay như ngôi nhà có cái chóp khá bóng bẩy, hào nhoáng, nhưng nền móng thì rất mong manh. Giải vô địch quốc gia sau 16 năm cũng chỉ quanh quẩn có 6 đội bóng ở 5 địa phương với khoảng 200 cầu thủ, tức chỉ có 10 lựa chọn để tìm một gương mặt cho ĐTquốc gia. Với mặt bằng như vậy, phải nói thẳng thắn thành tích của BĐ nữ trong những năm qua chủ yếu đến từ may mắn hưởng “gặt lúa trời”, cùng sự nỗ lực, hy sinh của bản thân các VĐV.

Không phải VFF không quan tâm đầu tư cho BĐ nữ, nhưng sự quan tâm đầu tư này rất thiếu chiều sâu, chủ yếu dựa vào khả năng thành tích của ĐT trong từng thời điểm theo kiểu “no dồn đói góp”, chứ hoàn toàn không có một chiến lược, kế hoạch phát triển mang tính căn cơ dài hơi và khoa học. Sự quan tâm của xã hội và ngay cả bản thân báo chí, truyền thông đối với BĐ nữ cũng chỉ mang tính phong trào, “khi vui thì vỗ tay vào”... Cho nên BĐ nữ VN lỡ hẹn với lịch sử cũng là... hợp lý !

Đông Kha

[links()]

Tin xem nhiều