Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhìn từ kinh nghiệm đầu tư cho bóng đá của Thanh Hóa

09:03, 15/03/2013

Là một tỉnh nghèo, từng có lúc loay hoay, bế tắc trong việc tìm nguồn kinh phí đầu tư cho đội bóng chuyên nghiệp, nhưng 2 năm qua, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính bóng đá (BĐ) trước V-League 2013, CLB Thanh Hóa vẫn “sống khỏe”. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vương Văn Việt,  Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Là một tỉnh nghèo, từng có lúc loay hoay, bế tắc trong việc tìm nguồn kinh phí đầu tư cho đội bóng chuyên nghiệp, nhưng 2 năm qua, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính bóng đá (BĐ) trước V-League 2013, CLB Thanh Hóa vẫn “sống khỏe”. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vương Văn Việt,  Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt (bìa phải) dự khán một trận đấu của đội nhà.                                                                                 Ảnh: T.L
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt (bìa phải) dự khán một trận đấu của đội nhà. Ảnh: T.L

* Phóng viên: Thưa ông, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, đâu là nguyên nhân giúp BĐ Thanh Hóa vẫn giữ được sự ổn định về mặt tài chính?

- Ông Vương Văn Việt: BĐ chuyên nghiệp hiện nay đòi hỏi phải xã hội hóa (XHH) rất cao. Trong việc XHH, không phải giao hoàn toàn cho doanh nghiệp (DN), rồi Nhà nước bỏ lơ trách nhiệm của mình. Ngược lại, càng XHH thì Nhà nước càng phải quan tâm, đầu tư các nguồn lực để phát triển, đưa ra các mục tiêu phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Từ đó, địa phương mới có cơ chế chính sách, phân công trách nhiệm cho ngành văn hóa - thể thao và du lịch nói riêng, cũng như các ngành liên quan nói chung tham gia vào cuộc.

* Ông có thể cho biết cụ thể hơn cách làm của Thanh Hóa?

- Chúng tôi ý thức rằng, đầu tư cho BĐ bên cạnh nguồn lực của Nhà nước thì cần phải có các nguồn lực kinh tế cùng tham gia. Cho nên cùng với các DN đứng ra thành lập công ty cổ phần BĐ thì tỉnh phải đứng ra kêu gọi đầu tư từ các DN trong, ngoài tỉnh, nhất là các DN là người Thanh Hóa có tâm huyết với quê hương.

Trong điều kiện của Thanh Hóa, chúng tôi phải tính tới việc mời gọi, vận động các DN vừa và nhỏ cùng tham gia.

* Ngoài sự hỗ trợ của các DN, năm 2013 UBND tỉnh Thanh Hóa chi bao nhiêu kinh phí từ ngân sách cho đội bóng?

- Năm 2013, tỉnh bố trí ngân sách để hỗ trợ bóng đá là 40 tỷ đồng dành cho đào tạo BĐ trẻ và CLB. Song song đó, tỉnh phải huy động nguồn lực của toàn xã hội nữa. Chúng tôi cũng lên dự kiến chi cho toàn bộ hoạt động BĐ trên 50 tỷ đồng, từ đào tạo trẻ, chỉ đạo tuyến. Năm ngoái, tổng số tiền chi cho hoạt động cao hơn năm nay do có những hợp đồng, lương của nhiều cầu thủ ngoại.

Trần Hải

 

 

 

Tin xem nhiều