Có thể khẳng định qua 9 năm tiến lên chuyên nghiệp và 6 mùa mang tên V-League, chưa bao giờ giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam (BĐVN) lại hấp dẫn, bất ngờ, đầy kịch tính và có chất lượng chuyên môn cao như mùa này. Có những lượt trận mà người ta phải cân nhắc, phân vân không biết nên xem trận nào, bỏ trận nào khi có quá nhiều trận đấu đáng xem.
Có thể khẳng định qua 9 năm tiến lên chuyên nghiệp và 6 mùa mang tên V-League, chưa bao giờ giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam (BĐVN) lại hấp dẫn, bất ngờ, đầy kịch tính và có chất lượng chuyên môn cao như mùa này. Có những lượt trận mà người ta phải cân nhắc, phân vân không biết nên xem trận nào, bỏ trận nào khi có quá nhiều trận đấu đáng xem. Không thể phủ nhận đó là nhờ sự nhảy vào của các đại gia kinh tế đổ tiền không tiếc, tạo nên sự cạnh tranh nâng chất dữ dội giữa các CLB (không thể nói đến BĐ chuyên nghiệp nếu thiếu yếu tố kinh tế). Và một nguyên nhân trực tiếp đó là hiệu ứng từ chiếc cúp vô địch đầu tiên của BĐVN tại AFF Cup mà ông Calisto mang lại đã tác động tích cực đến mọi thành phần của BĐVN, từ các quan chức, ông chủ CLB, HLV đến cầu thủ và cả đội ngũ trọng tài.
* Sôi động cuộc đua vô địch
Nếu cách đây vài năm các đội luôn chối đây đẩy ngôi vô địch, bởi nếu lỡ "hỗn" đăng quang thì năm sau sẽ là mục tiêu bị đánh cho "lên bờ xuống ruộng", hoặc giỏi lắm chỉ là chuyện tay đôi, tay ba của một số ít tên tuổi có máu mặt, thì năm nay có đến hơn phân nửa số CLB dự giải không giấu giếm tham vọng cao nhất. Chức vô địch lượt đi thuộc về Đà Nẵng là phản ánh chính xác khi đội bóng sông Hàn là CLB có sự ổn định nhất về cả lực lượng, lối chơi, lẫn con người, trong bối cảnh hầu hết các "đại gia" khác đều có những vấn đề ở bước khởi đầu bởi sự biến động trên băng ghế chỉ đạo (Bình Dương, HAGL, ĐTLA). Không chỉ hơn 5 điểm so với đội thứ nhì HAGL, Đà Nẵng còn dẫn đầu về số trận thắng, bàn thắng, đồng thời có số bàn thua ít thứ nhì giải (9 bàn chỉ kém Đồng Tháp 1 bàn). Ngoài một "chân tiền" Almeida dù mùa này bắt máy chậm nhưng đã kịp vươn lên đứng thứ nhì danh sách "vua phá lưới" với 9 bàn (sau Lazaro của QK4), cùng các ngoại binh có năng lực đã nhiều năm gắn bó: Rogerio, Merlo, Rafael; HLV Lê Huỳnh Đức còn sở hữu trong tay một đội hình nội binh đồng đều, đang đạt đến độ chín. Đó là nền tảng không phải bất cứ CLB nào dù lắm tiền cũng có thể có.
Tuy nhiên, bản thân quá khứ của đội bóng sông Hàn cùng thực lực của các đối thủ năm nay cho thấy, để bảo vệ được chức vô địch lượt đi, hoàn thành tâm nguyện suốt 17 năm của Đà Nẵng hoàn toàn không dễ dàng. Rất đáng suy nghĩ khi cả HLV trưởng ĐTVN Calisto và một HLV nội lão làng là ông Trần Văn Phúc đều cùng nhắc đến 3 cái tên HAGL, Bình Dương và... XMHP như những đối trọng của Đà Nẵng ở lượt về. Trải qua 2 giai đoạn rất khó khăn bởi việc thay người cầm quân, mỗi lần có HLV mới cỗ máy HAGL phải khởi động lại rất vất vả, nhưng khi nó đã nổ máy ngon trớn, vào guồng rồi thì cứ thế phăm phăm tiến lên. Từ có lúc tồi tệ nhất rơi xuống chót bảng (vòng 2) và người ta đã châm biếm tuyên bố vô địch của vị chủ tịch Đoàn Nguyên Đức như một tham vọng hão huyền, HAGL đã leo một lèo và kết thúc lượt đi ở vị trí á quân. Sự trở lại đầy thuyết phục của HAGL cũng là một minh chứng cho công thức BĐ chuyên nghiệp, có nhiều tiền chưa đủ, còn phải cả cách làm và con người làm BĐ chuyên nghiệp nữa. Tương tự như vậy, cũng chớ vội gạch tên của nhà ĐKVĐ, dù vẫn đang ở giữa bảng xếp hạng nhưng Bình Dương vẫn là một thế lực, với đội hình đồng đều và có chiều sâu mà không CLB nào ở VN sánh được. Tiềm lực dồi dào, cùng lực lượng với 5 tuyển thủ quốc gia cùng 1 tân HLV từng nhiều năm làm tuyển, Bình Dương hoàn toàn có thể làm một cuộc nước rút ở lượt về để trở thành CLB đầu tiên lập hat-trick (đoạt chức VĐ 3 lần liên tiếp).
* Một chức "vô địch" khác
Nếu có một chiếc cúp vô địch khác, không chính thức ở lượt đi, thì nó xứng đáng được trao cho QK4. Đây thực sự là một hiện tượng - không chỉ ở mùa này - của BĐVN. Cùng phận tân binh nhưng nó khác xa câu chuyện thành công bất ngờ của XMHP hay Thể Công mùa trước. Đơn giản, QK4 kém xa xét về mọi điều kiện. Có lẽ ngay những người có máu lạc quan tếu nhất cũng không dám nghĩ đội bóng lính quân khu này lại kết thúc lượt đi ở vị trí "đệ tam anh hào". Tiền không, thế không, lực không. Chỉ độc có mỗi tinh thần + 3 ngoại binh quả là của trời ban, đặc biệt là "báu vật" Lazaro đang dẫn đầu ngôi "vua phá lưới" với 12 bàn (trong 19 bàn thắng đến nay của QK4 chỉ có duy nhất 1 bàn... do cầu thủ nội ghi). Vào trận là các cầu thủ của ông Vũ Quang Bảo đá xả thân như mượn chân người khác (chẳng vậy mà lượt đi họ lập kỷ lục dẫn đầu về số thẻ phạt với 5 thẻ đỏ cùng 35 thẻ vàng) và chiến thuật thi đấu thì cực kỳ đơn giản: tất cả cầu thủ nội tập trung cho nhiệm vụ phòng thủ khi có bóng thì tống lên mặc tình cho Lazaro, Mota, Moses tự xoay xở. Ấy vậy mà giải mã lại không hề đơn giản khi lần lượt cả Bình Dương,
Vượt qua hàng loạt đại gia để đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng lượt đi, ngay sau QK4, lại cũng là một tân binh: Đồng Tháp. Điều trùng hợp ngạc nhiên khi đây cũng là 2 cái tên trước giải được chỉ mặt đặt tên cho 2 suất xuống hạng. Cũng như mọi "hiện tượng" khác, có thể lượt về QK4, Đồng Tháp sẽ trở về đúng với vị trí của mình, nhưng dù sao họ cũng để lại nhiều bài học làm bóng đá đáng suy nghĩ cho nhiều CLB, như T&T chẳng hạn.
Đông Kha