"Cái gì của Cesar trả về cho Cesar". Câu châm ngôn ấy có thể phản ảnh kết cục của lượt đi giải hạng Nhất mùa này. Sau bất ngờ ở những vòng đấu đầu tiên bởi sự thao túng của "cánh chim lạ" từ Đông Nam bộ, "hiện tượng" Tây Ninh bắt đầu nhạt nhòa dần để nhường chỗ cho những giá trị thực.
"Cái gì của Cesar trả về cho Cesar". Câu châm ngôn ấy có thể phản ảnh kết cục của lượt đi giải hạng Nhất mùa này. Sau bất ngờ ở những vòng đấu đầu tiên bởi sự thao túng của "cánh chim lạ" từ Đông Nam bộ, "hiện tượng" Tây Ninh bắt đầu nhạt nhòa dần để nhường chỗ cho những giá trị thực. Trật tự được xác lập kể từ vòng đấu thứ 11 và giữ nguyên đến kết thúc lượt đi với 3 vị trí dẫn đầu thuộc về V.Ninh Bình, Hòa Phát HN, Bình Định - người nào, vật nấy đã vào đúng chỗ của nó. Không có gì ngạc nhiên khi ngay từ lúc bóng còn chưa lăn đây đã là 3 cái tên sáng giá nhất trong số các ứng viên được dự báo cho 2 suất rưỡi thăng hạng, bởi một là "đại gia" tiền bạc gần như vô hạn, 2 CLB còn lại vừa xuống từ V-League.
Sau bước chệnh choạng ban đầu vốn dĩ thường xảy ra ở một đội bóng toàn sao nhưng ô hợp, gom về từ tứ xứ (đây mới là nguyên nhân chứ không phải yếu tố HLV), từ vòng 5 trở đi V.Ninh Bình đã làm một mạch 8 trận thắng liền (chỉ có một trận hòa duy nhất xen giữa với Sài Gòn United, nhưng nên biết dẫn dắt đối thủ này là Văn Sỹ Hùng vốn là cựu HLV V.Ninh Bình buổi ban đầu (?). Lên ngôi đầu kể từ vòng 8 và thầy trò Nguyễn Văn Sỹ đã độc chiếm luôn vị trí này cho đến nay. Ninh Bình cũng đang chiếm giữ một loạt kỷ lục của giải: là đội có số trận thắng nhiều nhất (9), thua ít nhất (duy nhất 1 trận trước ACB ở vòng 3) và có hàng phòng thủ vững chắc nhất (thủ môn Đinh Hoàng La chỉ mới 3 lần phải vào lưới nhặt bóng). Với một tiềm lực và thực lực mọi bề hơn hẳn tất cả các đối thủ còn lại, trừ phi tự bắn vào chân mình, nếu năm nay V.Ninh Bình lại không lên hạng mới là chuyện lạ. Chiếc vé lên hạng trực tiếp còn lại sẽ là cuộc chạy đua quyết liệt để trở lại ngôi nhà xưa giữa Hòa Phát HN và Bình Định. Luôn nằm trong tốp 3 suốt từ đầu giải (trong đó có 3 vòng chiếm ngôi đầu) nhưng từ vòng 11, đội bóng đất võ đã bị đại biểu Hà Nội qua mặt. Xét về lực lượng, sự đồng đều cũng như chiều sâu đội hình, Bình Định hơn hẳn Hòa Phát, đặc biệt sở hữu những ngôi sao tấn công tầm cỡ V-League (Bình Định đang dẫn đầu về hiệu suất tấn công với 24 bàn thắng). Tuy nhiên các học trò HLV Dương Ngọc Hùng lại thi đấu trận hay trận dở khá thất thường, để mất điểm không đáng (như trận hòa Cần Thơ trên sân nhà hay thua SG United..). Trong khi đó khởi đầu chậm chạp bằng chuỗi 4 trận hòa liền, nhưng một cách âm thầm Hòa Phát bắt đầu vươn lên từ vòng 7 bằng trận thắng trên sân Huế, mở đầu cho chuỗi 5 trận thắng liên tiếp để kết thúc lượt đi ở vị trí thứ nhì. Không có ngôi sao, không gây ồn ào, thành công của đại biểu Hà Nội có phần quyết định rất lớn nhờ tài cầm quân của HLV Nguyễn Thành Vinh.
Những cái tên nào có thể chen chân vào cuộc đua của 3 CLB trên ở lượt về? Trên bảng xếp hạng hiện tại, đứng gần nhất là 3 CLB có cùng 20 điểm: Than QN, Huế và Tây Ninh. Sự tiến bộ bất ngờ của Tây Ninh rất đáng khen ngợi, nó đến từ HLV Vũ Trường Giang (trước giải Đồng Nai đã có ý định mời HLV từng đưa Tiền Giang lên hạng chuyên nghiệp này nhưng đã chậm chân), cùng một số cầu thủ mới mà nhờ mối quan hệ ông Giang mượn mang về, đặc biệt là duyên ghi bàn của 2 chân sút Flo và Thanh Sơn (mỗi người đã mang về 5 bàn, chiếm đúng phân nửa số bàn thắng của Tây Ninh ở lượt đi). Từ một tên tuổi gần như vô danh, mùa rồi còn chật vật trong cuộc chiến trụ hạng, Tây Ninh đã có một khởi đầu như trong mơ khi từng dẫn đầu 5 trong 6 vòng đấu đầu tiên của giải, nhưng hiện tại họ đã trở về với chỗ đứng thật, đúng với khả năng vốn có của mình. Vấn đề đối với Tây Ninh là tuy họ có hiệu suất ghi bàn rất cao (22 bàn, đứng thứ nhì chỉ sau Bình Định) nhưng đồng thời lại bị thủng lưới còn nhiều hơn thế (22 bàn, cũng đứng thứ nhì chỉ ít hơn đội chót bảng Quảng Ngãi). Đã bị các đối thủ nhận diện và sức mạnh lớn nhất của Tây Ninh là sân nhà, lượt về đội bóng ĐNB này khó có thể tái lập bất ngờ, nên giữ nguyên được vị trí hiện nay đã là vượt yêu cầu đề ra. Với Huế lại khác, họ có một HLV giỏi, nhiều cầu thủ tốt, nhưng lại thiếu hẳn khát vọng (vì... thiếu tiền). Điều đó thể hiện rõ qua 3 trận đấu cuối cùng của lượt đi. Trước vòng 11 đội quân của HLV Đoàn Phùng đang ở vị trí thứ nhì chỉ sau V.Ninh Bình, nhưng họ bỗng trở nên yếu ớt một cách khó hiểu: hòa SG United, về sân nhà lại bị đội áp chót An Giang chia điểm rồi thua luôn Cần Thơ. Có thể hiểu làn sóng bất bình của người Huế đối với đội bóng quê hương, bởi nếu không mất 7 điểm trước 3 đối thủ dưới cơ này thì Huế đã là á quân của lượt đi. Do vậy, ở tốp 2 này chỉ còn lại Than QN là có khả năng và cả tham vọng trong cuộc chạy đua thăng hạng hay chí ít là giành chiếc vé đi play-off. Dưới một chút, Cần Thơ tuy tuyên bố mạnh mẽ nhưng vào gỉai đã sớm cho thấy giữa tham vọng và thực lực của họ là khoảng cách quá lớn.
Ở chiều ngược lại, cục diện cuộc chạy đua trốn 2 suất rớt hạng cũng phần nào khá rõ. Quảng Ngãi dù đã xoay xở đủ cách kể cả 2 lần thay tướng, nhưng đã được nhận diện sẽ trở thành mục tiêu cho đòn "hội đồng" của các đội. Chiếc vé còn lại sẽ là cuộc chạy trốn số phận ráo riết giữa An Giang, Quảng
Đông Kha