Báo Đồng Nai điện tử
En

Nga: Gazprom tạm ngừng vận chuyển khí đốt trung chuyển qua Áo

08:10, 02/10/2022

Tập đoàn năng lượng Eni của Italy cho biết, đã nhận được thông báo từ Tập đoàn Gazprom của Nga rằng họ không thể cung cấp khí đốt với khối lượng đã yêu cầu trước đó trong ngày 1-10 vì không thể trung chuyển qua Áo. Theo đó, lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Eni qua trạm tiếp nhận Tarvisio sẽ bằng 0.

Tập đoàn năng lượng Eni của Italy cho biết, đã nhận được thông báo từ Tập đoàn Gazprom của Nga rằng họ không thể cung cấp khí đốt với khối lượng đã yêu cầu trước đó trong ngày 1-10 vì không thể trung chuyển qua Áo. Theo đó, lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Eni qua trạm tiếp nhận Tarvisio sẽ bằng 0.

Trong khi đó, Tập đoàn Gazprom xác nhận, hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Áo đã bị đình chỉ do một nhà điều hành ở Áo từ chối các đề xuất về điều chỉnh quy định được đưa ra vào cuối tháng 9 vừa qua ở Áo. Hiện Gazprom đang cùng với các khách hàng ở Italy giải quyết vấn đề này.

Hầu hết khí đốt của Nga được chuyển đến Italy đều đi qua Ukraine sau đó qua đường ống dẫn khí đốt ở Áo (TAG) để đến khu vực Tarvisio ở miền Bắc Italy gần biên giới với Áo. Trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, Italy đã nhập khẩu 95% nhu cầu khí đốt, trong đó khoảng 45% đến từ Nga. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Draghi đã ký các thỏa thuận mới với các nhà cung cấp khí đốt khác để giảm sự phụ thuộc của Italy vào Nga, đồng thời đẩy nhanh sự chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Cùng ngày, nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ba Lan GAZ-System thông báo, đường ống dẫn khí đốt Baltic đã bắt đầu vận hành, cung cấp khí đốt từ Na Uy đến Ba Lan thông qua Đan Mạch.

Trên mạng xã hội Twitter, GAZ-System nêu rõ: “Như đã cam kết cách đây hơn 6 năm, chúng tôi đã giữ lời hứa. Vào lúc 6 giờ 10 hôm nay (tức 11 giờ 10 ngày 1-10 theo giờ Việt Nam), khí đốt đã bắt đầu được vận chuyển đến Ba Lan qua đường ống dẫn khí đốt Baltic”. Công suất ban đầu của đường ống sẽ là 62,4 triệu m3 mỗi ngày và dự kiến sẽ đạt được công suất tối đa là 10 tỷ m3 mỗi năm vào đầu năm 2023.

Ba Lan hy vọng đường ống này sẽ bù đắp được sự thiết hụt về nguồn cung từ Nga. Cuối tháng 4 năm nay, Tập đoàn Gazprom của Nga đã dừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan sau khi nước này từ chối thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble của Nga. Trước đó, Ba Lan đã nhận tới 10 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm qua đường ống Yamal-Europe.             

TTXVN

Tin xem nhiều