Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 1-7, có gần 80% cử tri Nga tán thành với việc sửa đổi Hiến pháp. Kết quả này cũng thể hiện sự tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bởi theo những thay đổi vừa được đa số cử tri đồng ý, ông Putin có thể tiếp tục tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 1-7, có gần 80% cử tri Nga tán thành với việc sửa đổi Hiến pháp. Kết quả này cũng thể hiện sự tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bởi theo những thay đổi vừa được đa số cử tri đồng ý, ông Putin có thể tiếp tục tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Hiến pháp Nga sửa đổi vẫn quy định Tổng thống chỉ được làm hai nhiệm kỳ, nhưng xóa các nhiệm kỳ trước đây. Những người có quốc tịch nước ngoài và cư trú tại Nga dưới 25 năm không được phép tranh cử Tổng thống.
Tổng thống Putin, 67 tuổi, là nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Mặc dù ông Putin cho biết vẫn chưa quyết định về tương lai của mình, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng ông sẽ tiếp tục tranh cử sau khi nhiệm kỳ này kết thúc vào năm 2024. Với đa số người Nga, hiện chưa có ai có thể thay thế được vai trò của Tổng thống Putin.
Với 206 điểm sửa đổi, Hiến pháp mới thực sự tạo ra một loạt thay đổi đối với hệ thống luật cơ bản của Nga. Về chính trị, sửa đổi không cho phép những người có quốc tịch nước ngoài giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ. Hiến pháp mới cũng quy định sự đảm bảo đối với mức lương tối thiểu trên mức sinh kế, điều chỉnh tiền lương hưu hoặc trợ cấp theo các chỉ số lạm pháp, cấm hôn nhân đồng tính...
Quốc Trung