Giữa lúc đang bị đồn đoán về vấn đề sức khỏe, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau 3 tuần "bặt vô âm tính". Cùng với sự "tái xuất" của ông Kim Jong-un, bán đảo Triều Tiên còn thu hút sự chú ý của dư luận thế giới với cuộc đấu súng qua lại tại khu phi quân sự liên Triều.
Giữa lúc đang bị đồn đoán về vấn đề sức khỏe, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xuất hiện trở lại trước công chúng sau 3 tuần “bặt vô âm tính”. Cùng với sự “tái xuất” của ông Kim Jong-un, bán đảo Triều Tiên còn thu hút sự chú ý của dư luận thế giới với cuộc đấu súng qua lại tại khu phi quân sự liên Triều.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN) |
Hàn Quốc cho biết, các lực lượng phía Triều Tiên đã khai hỏa trước vào sáng 3-5 nhằm vào một trạm gác của quân đội Hàn Quốc. Lực lượng Hàn Quốc sau đó đã bắn trả. Được biết, vụ nỗ súng không gây thương vong và thiệt hại đối với cả hai phía.
Căng thẳng tại khu phi quân sự giữa hai nước xảy ra chỉ 1 ngày sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên phát đi hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un tham dự buổi lễ khánh thành nhà máy phân bón. Đây là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của ông Kim Jong-un kể từ ngày 11-4, qua đó xóa tan những đồn đoán về sức khỏe của ông.
Sự “tái xuất” của ông Kim Jong-un và màn “đấu súng” tại khu quân sự liên Triều được cho là chỉ nhằm gây sự chú ý của dư luận quốc tế. Bởi trên thực tế, gây căng thẳng với Hàn Quốc lúc này hoàn toàn không có lợi cho Bình Nhưỡng. Mặc dù, Triều Tiên vẫn ưu tiên đối thoại trực tiếp với Mỹ, nhưng đến nay các cuộc đàm phán đã bị đóng băng. Hiện nay, nước Mỹ đang tập cho cuộc bầu cử vào cuối năm và dù ông Trump có tái đắc cử hay không thì vấn đề Triều Tiên nhiều khả năng sẽ được Washington gác lại cho đến khi nước này có tổng thống mới. Vì vậy, trong thời gian này, Triều Tiên rất cần hợp tác với Hàn Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế. Hơn nữa, duy trì mối quan hệ với Seoul cũng là để chờ thời điểm thích hợp nối lại các cuộc đối thoại Mỹ - Triều.
Quốc Trung