Tổng thống Salva Kiir và Thủ lĩnh lực lượng đối lập, Phó tổng thống thứ nhất Riek Machar đang bất đồng về chia sẻ quyền lãnh đạo các bang, khiến tương lai của chính phủ đoàn kết dân tộc Nam Sudan và thỏa thuận hòa bình 2018 đứng bên bờ vực.
Tổng thống Salva Kiir và Thủ lĩnh lực lượng đối lập, Phó tổng thống thứ nhất Riek Machar đang bất đồng về chia sẻ quyền lãnh đạo các bang, khiến tương lai của chính phủ đoàn kết dân tộc Nam Sudan và thỏa thuận hòa bình 2018 đứng bên bờ vực.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir (giữa) và ông Riek Machar (phải) trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp tại Juba ngày 20-2 |
Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống, Tổng thống Kiir sẽ nắm quyền lãnh đạo 6/10 bang trong cả nước, 3 bang dưới quyền của Phó tổng thống Machar và bang còn lại sẽ do lực lượng trung lập lãnh đạo. Tuy nhiên, ông Machar ngay lập tức phản đối khi cho rằng sự phân chia như vậy là ý chí chủ quan của ông Kiir, chứ không dựa trên sự đồng thuận và không xem xét đến vai trò của mỗi bên ở các địa phương. Ngoài ra, hai bên cũng chưa thống nhất về cách hợp nhất các lực lượng vũ trang.
Nam Sudan tuyên bố độc lập vào năm 2011 tách khỏi Sudan sau một cuộc trưng cầu dân ý. Thế nhưng, xung đột do mâu thuẫn giữa các sắc tộc vẫn tiếp diễn tại quốc gia non trẻ này. Sau nhiều trung gian hòa giải, nội chiến kết thúc vào năm 2018 với một thỏa thuận hòa bình. Theo đó, các phe phái thống nhất thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm và sau đó sẽ tiến hành tổng tuyển cử.
Tuy nhiên, bất đồng sâu sắc giữa hai ông Kiir và Machar có thể “xóa sạch” những thành quả đã đạt được và làm “lu mờ” triển vọng về một nền hòa bình lâu dài tại Nam Sudan.
Quốc Trung