Báo Đồng Nai điện tử
En

Vỡ mô hình OPEC +

10:03, 11/03/2020

Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30% (xuống dưới mức 30 USD/thùng). Đây là phiên lao dốc mạnh thứ hai trong lịch sử, chỉ sau cuộc khủng hoảng giá dầu vào thời kỳ chiến tranh Vùng vịnh năm 1991.

Trong phiên giao dịch đầu tuần này, giá dầu thế giới đã giảm hơn 30% (xuống dưới mức 30 USD/thùng). Đây là phiên lao dốc mạnh thứ hai trong lịch sử, chỉ sau cuộc khủng hoảng giá dầu vào thời kỳ chiến tranh Vùng vịnh năm 1991.

Ảnh minh họa. (Nguồn: livetradingnews.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: livetradingnews.com)

Giới phân tích lo ngại, sự sụt giảm sẽ chưa dừng lại do nhu cầu giảm mạnh trước tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Ngoài nhu cầu thị trường giảm, cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay còn bị tác động bởi sự thiếu hợp tác giữa những nhà cung cấp. Mô hình hợp tác OPEC+ (gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và Nga) suốt 3 năm qua đã bị phá vỡ khi OPEC và Nga mới đây không thống nhất việc cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày để giữ giá dầu trước các tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Sau khi Nga từ chối ủng hộ đề xuất cắt giảm sản lượng, OPEC đã phản ứng bằng cách xóa bỏ mọi giới hạn trong sản xuất.

Mô hình OPEC+ thực chất là sự bắt tay giữa Ả-rập Xê-út và Nga trong việc điều tiết nguồn cung để kiểm soát giá dầu trên thị trường. Vì thế, việc các nhà cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới mạnh ai nấy tự quyết định sản lượng sản xuất của mình có thể sẽ làm thay đổi triển vọng đối với thị trường năng lượng và tạo ra trật tự mới. Các nhà sản xuất chi phí thấp sẽ tăng nguồn cung để chiếm lĩnh thị trường, trong khi các nhà sản xuất chi phí cao hơn buộc phải giảm sản lượng để cắt lỗ.

Trong khi đó, theo phân tích của các chuyên gia, nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với nguy cơ giảm phát nếu giá dầu quanh ngưỡng 30 USD/thùng trong thời gian dài.

Quốc Trung

Tin xem nhiều