Báo Đồng Nai điện tử
En

Tổng thống Nga ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Mishustin làm Thủ tướng

11:01, 16/01/2020

Việc bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm người đứng đầu Chính phủ Nga được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị được Tổng thống Putin thông báo trong Thông điệp Liên bang ngày 15-1.

Việc bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm người đứng đầu Chính phủ Nga được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị được Tổng thống Putin thông báo trong Thông điệp Liên bang ngày 15-1.

Tân Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phát biểu sau khi được Duma Quốc gia phê chuẩn. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tân Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin phát biểu sau khi được Duma Quốc gia phê chuẩn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngay sau khi được Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua, chiều 16-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới.

Việc bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm người đứng đầu Chính phủ Nga được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị được Tổng thống Putin thông báo trong diễn văn Thông điệp Liên bang ngày 15-1.

Trước đó cùng ngày, với 383/424 phiếu ủng hộ, không có phiếu chống và 41 phiếu trắng, Duma Quốc gia Nga đã thông qua đề xuất của đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới của Nga.

[Nga: Đảng cầm quyền thông qua đề cử ông M. Mishustin làm thủ tướng]

Ông Mishustin cam kết sẽ tập trung vào các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện sống của người dân. Ông nói: "Chúng tôi có tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu do Tổng thống đặt ra."

Theo ông Mishustin, Tổng thống Putin muốn nội các mới tập trung vào tăng trưởng kinh tế và giúp tạo ra nhiều việc làm mới, trong đó tăng thu nhập được coi là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Tổng thống Putin đã nêu đề xuất thay đổi hiến pháp, theo đó đề nghị thay đổi phương thức bổ nhiệm chính phủ theo cách Quốc hội đề xuất các ứng cử viên, và tổng thống không có quyền từ chối đề cử của Quốc hội vào các cương vị Thủ tướng, Phó Thủ tướng và bộ trưởng thay cho việc Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng.

Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ quyền xác định các ưu tiên của chính phủ và quyền bãi nhiệm các thành viên chính phủ. Tổng thống vẫn kiểm soát trực tiếp hệ thống phòng thủ. Đồng thời, việc bổ nhiệm người đứng đầu các bộ sức mạnh sau khi tham khảo ý kiến với Hội đồng Liên bang (Thượng viện)./.

 (TTXVN/Vietnam+)

 

Tin xem nhiều