Trong bối cảnh Trung Đông sôi sục với những diễn biến phức tạp mới, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo công du đến khu vực này nhằm thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao để "hạ nhiệt" căng thẳng, bảo vệ và mở rộng lợi ích chiến lược của Nhật Bản.
Trong bối cảnh Trung Đông sôi sục với những diễn biến phức tạp mới, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo công du đến khu vực này nhằm thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao để “hạ nhiệt” căng thẳng, bảo vệ và mở rộng lợi ích chiến lược của Nhật Bản.
hái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp gần Al Ula, Tây Bắc Saudi Arabia, ngày 12-1. Ảnh: Kyodo/TTXVN |
Trong 5 ngày, ông Abe đến thăm và gặp lãnh đạo các nước A-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE) và Oman. Đây là những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định của khu vực.
Thủ tướng Abe đang tích cực thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải giữa Mỹ với Iran nói riêng, căng thẳng tại Trung Đông nói chung. Dù là đồng minh của Mỹ, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện với Iran.
Thay vì tham gia vào lực lượng liên minh hải quân do Mỹ dẫn đầu trong việc bảo vệ tuyến đường hàng hải ở Trung Đông, Nhật Bản đã chọn cách triển khai hoạt động riêng, nhằm tránh sự phản đối của một số quốc gia trong khu vực vốn “không ưa” Mỹ.
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới và khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu đến từ khu vực Trung Đông. Do đó, nếu Trung Đông bất ổn thì giá dầu sẽ tăng, nguồn cung không ổn định và tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản.
Cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Iran cùng các nước trong khu vực sẽ mang lại lợi ích chiến lược cho Nhật Bản. Mối quan hệ tốt đẹp với cả Washington và Tehran cùng các nước Trung Đông sẽ đem đến cơ hội để Thủ tướng Abe thể hiện vai trò trung gian hòa giải, tháo ngòi căng thẳng, giúp ổn định tình hình của khu vực.
Quốc Trung