Chính phủ của Thủ tướng Johnson, Quốc hội Anh và các cử tri vẫn chia rẽ về việc có nên tiếp tục tiến trình Brexit hay không và nếu có thì theo cách nào.
Chính phủ của Thủ tướng Johnson, Quốc hội Anh và các cử tri vẫn chia rẽ về việc có nên tiếp tục tiến trình Brexit hay không và nếu có thì theo cách nào.
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong phiên họp Hạ viện tại thủ đô London ngày 23-10-2019. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Ngày 29-10, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã một lần nữa đề nghị tổ chức tổng tuyển cử sớm nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị liên quan đến tiến trình đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) dai dẳng trong gần ba năm rưỡi qua.
Sau khi các nước thành viên EU lần thứ ba đồng ý gia hạn Brexit đến ngày 31-1-2020, Chính phủ của Thủ tướng Johnson, Quốc hội Anh và các cử tri vẫn chia rẽ về việc có nên tiếp tục tiến trình Brexit hay không và nếu có thì theo cách nào.
Thủ tướng Johnson ban đầu đề nghị tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 12-12 với hy vọng cuộc bầu cử này sẽ mang lại cho ông thế đa số để thông qua thỏa thuận Brexit mà ông đạt được với lãnh đạo EU hôm 17-10 vừa qua.
Tuy nhiên, ông Johnson không nhận được sự ủng hộ của 2/3 số nghị sỹ Quốc hội Anh để đề xuất trên được thông qua. Tổng cộng có 299 nghị sỹ Anh đã bỏ phiếu ủng hộ và 70 nghị sỹ bỏ phiếu phản đối đề xuất bầu cử sớm.
Hiện phe đối lập đề nghị tiến hành cuộc bầu cử sớm hơn một ngày, tức là vào ngày 11-12 và nhiều khả năng Thủ tướng Johnson sẽ chấp thuận.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Johnson cho rằng không thể để tình trạng bế tắc tiếp tục diễn ra và cần phải tổ chức ngay một cuộc bầu cử. Ông nhấn mạnh Hạ viện Anh không thể tiếp tục kiểm soát nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)