Ngày 27-5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố chính phủ nước này và Belarus bày tỏ lo ngại trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hoạt động ngay sát biên giới của 2 nước.
Ngày 27-5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố chính phủ nước này và Belarus bày tỏ lo ngại trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hoạt động ngay sát biên giới của 2 nước.
Ngoại trưởng Nga Lavrov với người đồng cập Belarus Vladimir Makei. (Nguồn: eng.belta.by) |
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 27-5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố chính phủ nước này và Belarus bày tỏ lo ngại trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hoạt động ngay sát biên giới của 2 nước.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm tại Moskva với người đồng cập Belarus Vladimir Makei, Ngoại trưởng Lavrov cho biết tại cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận vấn đề không phổ biến, kiểm soát vũ khí, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc NATO tăng cường hoạt động ngay sát biên giới của hai nước.
Hai bên nhất trí cho rằng những hành động như thế sẽ dẫn đến sự gia tăng căng thẳng tại khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Cũng theo ông Lavrov, Nga và Belarus kêu gọi các đối tác phương Tây tôn trọng nguyên tắc an ninh bình đẳng và không chia cắt, tuân thủ các cam kết về vấn đề này, trong đó có các cam kết của các nước thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), tuân thủ trở lại các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Helsinki nhằm tiếp thêm sức sống cho hiệp ước này để vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin.
Hồi tháng trước, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, kêu gọi các đối tác phương Tây không tạo ra các ranh giới mới.
Ông hối thúc phương Tây nghiêm túc tuân thủ văn kiện cơ sở về quan hệ giữa hai bên, hợp tác và an ninh giữa Nga và NATO được thông qua năm 1997, trong đó quy định rằng "Nga và NATO không coi nhau là đối thủ.”
Theo Đại tướng, căng thẳng quốc tế sẽ giảm nếu NATO dừng các hoạt động vũ trang gần khu vực biên giới phía Tây của Nga, như ngừng triển khai thêm quân đội và cơ sở hạ tầng quân sự ở các nước Baltic và Đông Âu cũng như không tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đen./.
(TTXVN/Vietnam+)