Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục nhận thêm một thất bại cay đắng khi kiến nghị của chính phủ nước này kêu gọi ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng để sửa đổi nội dung thỏa thuận đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU), bị hạ viện bác bỏ với số phiếu chênh lệch đáng kể.
Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục nhận thêm một thất bại cay đắng khi kiến nghị của chính phủ nước này kêu gọi ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng để sửa đổi nội dung thỏa thuận đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU), bị hạ viện bác bỏ với số phiếu chênh lệch đáng kể.
Dù cuộc bỏ phiếu chỉ mang tính tượng trưng, nhưng đã chỉ ra một thực tế rằng Thủ tướng May cho tới nay vẫn chưa thể lôi kéo được sự đồng thuận của đa số nghị sỹ với chương trình hành động của mình. Nguy hiểm hơn, sự kiện này hoàn toàn có thể được EU sử dụng làm chỉ dấu khi cân nhắc những nhượng bộ trong đàm phán sửa đổi thỏa thuận mà bà May đang nỗ lực theo đuổi.
Trong cuộc thảo luận và bỏ phiếu ngày 14/2, vấn đề chính được đưa ra là bản kiến nghị của chính phủ trong đó nêu rõ, quốc hội hoan nghênh tuyên bố mới của Thủ tướng May hôm 12/2 về quá trình đàm phán với EU để tìm kiếm những thay đổi cần thiết với thỏa thuận hiện tại và yêu cầu thêm thời gian cho quá trình này.
Kiến nghị cũng nêu quốc hội tái khẳng định ủng hộ kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 29/1, trong đó một đa số mong manh các nghị sỹ đã nhất trí để bà May tiếp tục tìm kiếm cơ hội tái đàm phán sửa đổi một phần thỏa thuận Brexit hiện tại liên quan tương lai biên giới CH Ireland và vùng Bắc Ireland thuộc Anh, hay còn gọi là điều khoản "rào chắn."
Với 303 phiếu chống và 258 phiếu thuận, thất bại lần này được coi là làm "mất mặt" Thủ tướng May. Kết quả trên chẳng khác nào một đòn "đâm sau lưng" từ đội nhà khi thủ tướng của họ đang mệt mài tìm kiếm sự nhượng bộ của EU với tuyên bố nếu có đủ thay đổi cần thiết, thỏa thuận Brexit hiện tại sẽ được Hạ viện Anh thông qua.
Giáo sư về hiến pháp và pháp luật EU tại Đại học London College Ronan McCrea cho rằng kết quả cuộc bỏ phiếu càng khiến những nỗ lực đàm phán của Thủ tướng May trở nên vô vọng, bởi EU hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn rằng dù họ có nhượng bộ và tiếp tục nhượng bộ thì sau cùng cũng sẽ không có thỏa thuận nào được Hạ viện Anh ủng hộ.
Trước cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox từng cảnh báo việc chính phủ thất bại sẽ làm dấy lên hoài nghi xung quanh triển vọng thỏa thuận Brexit nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh nếu có những thay đổi cần thiết, từ đó khiến EU chặt chẽ hơn khi cân nhắc những nhượng bộ vốn đã rất mong manh.
Bộ trưởng Thương mại Anh cho rằng phía EU sẽ theo dõi sát sao diễn biến phiên tranh luận và kết quả bỏ phiếu để có cơ sở quyết định, rằng sự nhượng bộ có thực sự cần thiết và hiệu quả để thuyết phục Quốc hội Anh đầy rạn nứt hay không. Ông Fox còn nhấn mạnh "sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta phát đi những tín hiệu sai." Tuy nhiên, cảnh báo này có lẽ chưa đủ sức nặng để dung hòa những quan điểm quá khác biệt tại Hạ viện Anh và định hình một sự ủng hộ dù chỉ mang tính tượng trưng với Thủ tướng May.
Về cơ bản, thất bại lần này được cho là do nhiều nghị sỹ trong đảng Bảo thủ cầm quyền vốn ủng hộ một Brexit "cứng" giúp Anh độc lập hoàn toàn với EU, đã quyết định bỏ phiếu chống bởi với họ, việc chấp nhận kiến nghị trên sẽ mở đường cho Thủ tướng May loại bỏ khả năng Brexit không thỏa thuận.
Các nghị sỹ ủng hộ Brexit cho rằng việc loại bỏ khả năng Brexit không thỏa thuận vừa làm suy yếu thế mạnh đàm phán của Anh, vừa phá hỏng mục tiêu của phe ủng hộ Brexit là chia tay dứt khoát, không ràng buộc với EU. Kết quả cuộc bỏ phiếu có thể không thực sự quan trọng, nhưng đó là tiếng nói với chính phủ rằng họ cần lắng nghe những người ủng hộ Brexit, đặc biệt khi tín nhiệm với thủ tướng ở mức thấp chưa từng có.
Phe ủng hộ Brexit trong đảng Bảo thủ muốn phát đi tín hiệu rằng giờ là lúc chính phủ không thể tiếp tục thờ ơ với những quan điểm bài EU. Từ đây, cuộc bỏ phiếu phần nào chỉ ra chính những nghị sỹ ủng hộ Brexit trong đảng cầm quyền đang là trở lực lớn nhất trong quá trình thông qua bất kỳ một thỏa thuận nào.
Nhiều thành viên đảng Bảo thủ và cả các nghị sỹ đối lập cũng chỉ trích Thủ tướng May đang "câu giờ" để đẩy quốc hội vào tình thế buộc phải chấp nhận thỏa thuận của bà hoặc ra đi không thỏa thuận khi hạn chót đã điểm. Lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn mạnh miệng khẳng định cuộc bỏ phiếu cho thấy bà May sẽ không bao giờ có được sự ủng hộ cần thiết từ đa số các nghị sỹ với chương trình hành động hiện tại, đồng thời hối thúc bà từ bỏ ý định tiếp tục kéo dài thời gian và hy vọng vào một sự thay đổi nào đó để "cứu vãn thể diện cũng như quyền lực" của mình.
Nghị sỹ Công đảng Alison McGoven nhấn mạnh cuộc bỏ phiếu cho thấy đã đến lúc chính giới Anh hành động để ngăn chặn chiến thuật này bằng một cuộc tổng tuyển cử vì kết quả bỏ phiếu chỉ ra Thủ tướng May không dễ dàng huy động sự ủng hộ của đa số nghị sỹ trong hạ viện.
Cuộc bỏ phiếu chỉ mang tính tượng trưng, đồng nghĩa kết quả của nó không thể cản trở Thủ tướng May tiếp tục tìm kiếm những thay đổi với điều khoản "rào chắn," vốn là điểm gây tranh cãi nhất trong thỏa thuận ban đầu.
Trước và sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng May đều thể hiện sự cứng rắn khi tin rằng Hạ viện Anh vẫn muốn bà thúc đẩy những thay đổi với thỏa thuận hiện tại và chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này để đảm bảo Anh vẫn ra đi theo đúng kế hoạch vào ngày 29/3 tới. Bà May khẳng định các cuộc đàm phán đang trong giai đoạn quan trọng và sau khi đạt được sự nhất trí của EU về việc tiếp tục đàm phán, chính phủ cần thêm thời gian để hoàn thành tiến trình này.
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận chính trị lại coi đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ hạ viện sẽ "nổi dậy" làm lung lay chiếc ghế thủ tướng của bà, khi tất cả đều phải đợi tới ngày 27/2 tới mới có thể bỏ phiếu về những lựa chọn trong trường hợp không thể thống nhất được một thỏa thuận.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU luôn khẳng định rằng sẽ không có thay đổi nào đáng kể trong thỏa thuận Brexit vốn đã mang tính ràng buộc pháp lý mà hai bên ký kết hồi cuối tháng 11/2018.
Cuộc bỏ phiếu đã tạo ra thêm một nút thắt mới cho tiến trình đàm phán Brexit kéo dài hai năm, tô đậm hơn nữa sự rạn nứt trong cơ quan lập pháp Anh về cách thức đưa Anh rời EU, thậm chí là liệu sau cùng tiến trình chuyển đổi chính sách chính trị và thương mại lớn nhất trong vòng 40 năm qua này có được thực hiện "chót lọt" hay không.
"Cơn ác mộng" Anh rời "mái nhà chung" mà không có một thỏa thuận cụ thể, như giới doanh nghiệp lo sợ, càng hiện rõ thêm. Cùng với đó, những khả năng trì hoãn hay thậm chí là hủy bỏ hoàn toàn quá trình Brexit cũng tăng cao hơn./.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại thủ đô London. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Trong cuộc thảo luận và bỏ phiếu ngày 14/2, vấn đề chính được đưa ra là bản kiến nghị của chính phủ trong đó nêu rõ, quốc hội hoan nghênh tuyên bố mới của Thủ tướng May hôm 12/2 về quá trình đàm phán với EU để tìm kiếm những thay đổi cần thiết với thỏa thuận hiện tại và yêu cầu thêm thời gian cho quá trình này.
Kiến nghị cũng nêu quốc hội tái khẳng định ủng hộ kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 29/1, trong đó một đa số mong manh các nghị sỹ đã nhất trí để bà May tiếp tục tìm kiếm cơ hội tái đàm phán sửa đổi một phần thỏa thuận Brexit hiện tại liên quan tương lai biên giới CH Ireland và vùng Bắc Ireland thuộc Anh, hay còn gọi là điều khoản "rào chắn."
Với 303 phiếu chống và 258 phiếu thuận, thất bại lần này được coi là làm "mất mặt" Thủ tướng May. Kết quả trên chẳng khác nào một đòn "đâm sau lưng" từ đội nhà khi thủ tướng của họ đang mệt mài tìm kiếm sự nhượng bộ của EU với tuyên bố nếu có đủ thay đổi cần thiết, thỏa thuận Brexit hiện tại sẽ được Hạ viện Anh thông qua.
Giáo sư về hiến pháp và pháp luật EU tại Đại học London College Ronan McCrea cho rằng kết quả cuộc bỏ phiếu càng khiến những nỗ lực đàm phán của Thủ tướng May trở nên vô vọng, bởi EU hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn rằng dù họ có nhượng bộ và tiếp tục nhượng bộ thì sau cùng cũng sẽ không có thỏa thuận nào được Hạ viện Anh ủng hộ.
Trước cuộc bỏ phiếu, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox từng cảnh báo việc chính phủ thất bại sẽ làm dấy lên hoài nghi xung quanh triển vọng thỏa thuận Brexit nhận được sự ủng hộ của Hạ viện Anh nếu có những thay đổi cần thiết, từ đó khiến EU chặt chẽ hơn khi cân nhắc những nhượng bộ vốn đã rất mong manh.
Thủ tướng Anh Theresa May (giữa) phát biểu trong phiên chất vấn tại Hạ viện ở thủ đô London hôm 30-1. Nguồn: THX/TTXVN) |
Về cơ bản, thất bại lần này được cho là do nhiều nghị sỹ trong đảng Bảo thủ cầm quyền vốn ủng hộ một Brexit "cứng" giúp Anh độc lập hoàn toàn với EU, đã quyết định bỏ phiếu chống bởi với họ, việc chấp nhận kiến nghị trên sẽ mở đường cho Thủ tướng May loại bỏ khả năng Brexit không thỏa thuận.
Các nghị sỹ ủng hộ Brexit cho rằng việc loại bỏ khả năng Brexit không thỏa thuận vừa làm suy yếu thế mạnh đàm phán của Anh, vừa phá hỏng mục tiêu của phe ủng hộ Brexit là chia tay dứt khoát, không ràng buộc với EU. Kết quả cuộc bỏ phiếu có thể không thực sự quan trọng, nhưng đó là tiếng nói với chính phủ rằng họ cần lắng nghe những người ủng hộ Brexit, đặc biệt khi tín nhiệm với thủ tướng ở mức thấp chưa từng có.
Phe ủng hộ Brexit trong đảng Bảo thủ muốn phát đi tín hiệu rằng giờ là lúc chính phủ không thể tiếp tục thờ ơ với những quan điểm bài EU. Từ đây, cuộc bỏ phiếu phần nào chỉ ra chính những nghị sỹ ủng hộ Brexit trong đảng cầm quyền đang là trở lực lớn nhất trong quá trình thông qua bất kỳ một thỏa thuận nào.
Nhiều thành viên đảng Bảo thủ và cả các nghị sỹ đối lập cũng chỉ trích Thủ tướng May đang "câu giờ" để đẩy quốc hội vào tình thế buộc phải chấp nhận thỏa thuận của bà hoặc ra đi không thỏa thuận khi hạn chót đã điểm. Lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn mạnh miệng khẳng định cuộc bỏ phiếu cho thấy bà May sẽ không bao giờ có được sự ủng hộ cần thiết từ đa số các nghị sỹ với chương trình hành động hiện tại, đồng thời hối thúc bà từ bỏ ý định tiếp tục kéo dài thời gian và hy vọng vào một sự thay đổi nào đó để "cứu vãn thể diện cũng như quyền lực" của mình.
Nghị sỹ Công đảng Alison McGoven nhấn mạnh cuộc bỏ phiếu cho thấy đã đến lúc chính giới Anh hành động để ngăn chặn chiến thuật này bằng một cuộc tổng tuyển cử vì kết quả bỏ phiếu chỉ ra Thủ tướng May không dễ dàng huy động sự ủng hộ của đa số nghị sỹ trong hạ viện.
Cuộc bỏ phiếu chỉ mang tính tượng trưng, đồng nghĩa kết quả của nó không thể cản trở Thủ tướng May tiếp tục tìm kiếm những thay đổi với điều khoản "rào chắn," vốn là điểm gây tranh cãi nhất trong thỏa thuận ban đầu.
Trước và sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng May đều thể hiện sự cứng rắn khi tin rằng Hạ viện Anh vẫn muốn bà thúc đẩy những thay đổi với thỏa thuận hiện tại và chính phủ đương nhiệm sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này để đảm bảo Anh vẫn ra đi theo đúng kế hoạch vào ngày 29/3 tới. Bà May khẳng định các cuộc đàm phán đang trong giai đoạn quan trọng và sau khi đạt được sự nhất trí của EU về việc tiếp tục đàm phán, chính phủ cần thêm thời gian để hoàn thành tiến trình này.
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận chính trị lại coi đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ hạ viện sẽ "nổi dậy" làm lung lay chiếc ghế thủ tướng của bà, khi tất cả đều phải đợi tới ngày 27/2 tới mới có thể bỏ phiếu về những lựa chọn trong trường hợp không thể thống nhất được một thỏa thuận.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU luôn khẳng định rằng sẽ không có thay đổi nào đáng kể trong thỏa thuận Brexit vốn đã mang tính ràng buộc pháp lý mà hai bên ký kết hồi cuối tháng 11/2018.
Cuộc bỏ phiếu đã tạo ra thêm một nút thắt mới cho tiến trình đàm phán Brexit kéo dài hai năm, tô đậm hơn nữa sự rạn nứt trong cơ quan lập pháp Anh về cách thức đưa Anh rời EU, thậm chí là liệu sau cùng tiến trình chuyển đổi chính sách chính trị và thương mại lớn nhất trong vòng 40 năm qua này có được thực hiện "chót lọt" hay không.
"Cơn ác mộng" Anh rời "mái nhà chung" mà không có một thỏa thuận cụ thể, như giới doanh nghiệp lo sợ, càng hiện rõ thêm. Cùng với đó, những khả năng trì hoãn hay thậm chí là hủy bỏ hoàn toàn quá trình Brexit cũng tăng cao hơn./.
(TTXVN/VIETNAM+)