Số người di cư bất hợp pháp tới biên giới châu Âu trong năm ngoái đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Số người di cư bất hợp pháp tới biên giới châu Âu trong năm ngoái đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Theo thống kê được Cơ quan Bảo vệ biên giới và bờ biển châu Âu (Frontex) công bố ngày 5-1, trong năm qua, số người di cư tới châu Âu ước tính đạt 150.000 người, giảm 92% so với giai đoạn đỉnh điểm trong cuộc khủng hoảng di cư bùng phát hồi năm 2015.
Nguyên nhân sự sụt giảm này là do lượng người di cư vượt Địa Trung Hải tới Italy - quốc gia cửa ngõ của châu Âu - giảm mạnh tới 80% so với năm 2017.
Thống kê cũng cho thấy phụ nữ chiếm 18% số người vượt biên bất hợp pháp từ các nước thứ ba vào Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, có khoảng gần 4.000 trẻ em không có người thân đi kèm được ghi nhận nằm trong những dòng người di cư tìm cách vượt biên trái phép vào các nước châu Âu trong năm ngoái.
Trong diễn biến liên quan, gần 50 người di cư được hai tàu thuộc tổ chức phi chính phủ của Đức là Sea Watch 3 và Sea-Eye giải cứu trên Địa Trung Hải vẫn đang tìm kiếm nơi tiếp nhận.
Trao đổi với báo giới, người phát ngôn của tổ chức Sea Watch cho biết có 3 em nhỏ trong số 32 người tị nạn được tàu Sea Watch 3 giải cứu từ hôm 22-12 đang có nguy cơ mất nước và giảm thân nhiệt. Trong khi đó, con tàu Sea-Eye với 17 người di cư trên tàu cũng chưa được nước nào tiếp nhận.
Ban đầu Hà Lan cùng với Italy, Malta và Tây Ban Nha đã từ chối tiếp nhận 32 người di cư được Sea-Watch 3 cứu từ ngày 22-12 vừa qua.
Tàu này do một tổ chức nhân đạo của Đức quản lý. Sau đó, Đức và Hà Lan cũng tỏ rõ quan điểm sẽ chỉ tiếp nhận một số người di cư nếu các nước châu Âu khác cũng có thiện chí./.
Người di cư tới đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 14-10-2015. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Nguyên nhân sự sụt giảm này là do lượng người di cư vượt Địa Trung Hải tới Italy - quốc gia cửa ngõ của châu Âu - giảm mạnh tới 80% so với năm 2017.
Thống kê cũng cho thấy phụ nữ chiếm 18% số người vượt biên bất hợp pháp từ các nước thứ ba vào Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, có khoảng gần 4.000 trẻ em không có người thân đi kèm được ghi nhận nằm trong những dòng người di cư tìm cách vượt biên trái phép vào các nước châu Âu trong năm ngoái.
Trong diễn biến liên quan, gần 50 người di cư được hai tàu thuộc tổ chức phi chính phủ của Đức là Sea Watch 3 và Sea-Eye giải cứu trên Địa Trung Hải vẫn đang tìm kiếm nơi tiếp nhận.
Trao đổi với báo giới, người phát ngôn của tổ chức Sea Watch cho biết có 3 em nhỏ trong số 32 người tị nạn được tàu Sea Watch 3 giải cứu từ hôm 22-12 đang có nguy cơ mất nước và giảm thân nhiệt. Trong khi đó, con tàu Sea-Eye với 17 người di cư trên tàu cũng chưa được nước nào tiếp nhận.
Ban đầu Hà Lan cùng với Italy, Malta và Tây Ban Nha đã từ chối tiếp nhận 32 người di cư được Sea-Watch 3 cứu từ ngày 22-12 vừa qua.
Tàu này do một tổ chức nhân đạo của Đức quản lý. Sau đó, Đức và Hà Lan cũng tỏ rõ quan điểm sẽ chỉ tiếp nhận một số người di cư nếu các nước châu Âu khác cũng có thiện chí./.
PHƯƠNG OANH (TTXVN/VIETNAM+)