Tình trạng Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần đã bắt đầu tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều nhân viên các cơ quan công quyền. Nhiều người đã phải dùng đến tiền tiết kiệm, bán bớt tài sản, thậm chí cầu cứu sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Tình trạng Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần đã bắt đầu tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều nhân viên các cơ quan công quyền. Nhiều người đã phải dùng đến tiền tiết kiệm, bán bớt tài sản, thậm chí cầu cứu sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Nhiều nhóm từ thiện đã triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ những người lao động không được trả lương hoặc phải nghỉ việc từ ngày 22-12, thời điểm một phần Chính phủ Mỹ chính thức ngừng hoạt động.
Họ được nhận những suất ăn miễn phí và được ưu tiên trong việc thanh toán các hóa đơn tiền cước viễn thông và khoản vay ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều người cũng bắt đầu tìm kiếm các công việc làm thêm.
Thủ đô Washington D.C được xem là khu vực chịu tác động nặng nề nhất do tình trạng chính phủ đóng cửa một phần, song trên thực tế sự tác động đã lan ra trên khắp nước Mỹ.
Tại đại lộ Pennsylvania, nằm giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C, đầu bếp lừng danh Jose Andres đã thực hiện chương trình từ thiện "ChefsforFeds," phân phát suất ăn miễn phí dành cho người lao động vốn gặp khó khăn do tình trạng trên.
Tổ chức phi lợi nhuận "Bread for the City" cho hay đã có hơn 500 người đến nhận suất ăn miễn phí trong ngày 15-1.
Tại Pennsylvania, Tây Virginia và một số bang khác ở Mỹ, những nhân viên liên bang buộc phải nghỉ việc đã phải đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp.
Pets Alive, một trung tâm cứu hộ động vật tại Middletown, New York, còn phân phát miễn phí thực phẩm cho những gia đình nuôi thú cưng cũng bị ảnh hưởng do chính phủ đóng cửa một phần.
Tác động từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đã gây ra hiệu ứng "domino". Nhân viên làm việc không lương hoặc buộc phải nghỉ việc đã ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp và cửa hàng.
Tại Kodiak, bang Alaska, một số cửa hàng địa phương cho hay doanh thu đã giảm do hàng trăm nhân viên thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ không được nhận lương và phải thắt chặt chi tiêu.
Theo Ủy ban Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, tăng trưởng kinh tế Mỹ theo quý sẽ sụt giảm 0,13% trong mỗi tuần mà Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần.
Ngân sách cho việc xây dựng bức tường biên giới là nguyên nhân dẫn tới sự bất đồng về ngân sách chi tiêu giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew công bố ngày 16-1 cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa người dân Mỹ trong vấn đề này. Theo đó, gần 80% người ủng hộ đảng Dân chủ và những người có khuynh hướng ủng hộ đảng này đánh giá tình trạng chính phủ đóng cửa một phần là vấn đề rất nghiêm trọng.
Trong khi đó, chỉ có 35% người ủng hộ đảng Cộng hòa và có khuynh hướng ủng hộ đảng này có ý kiến tương tự.
Khảo sát cũng cho thấy khoảng 58% số người Mỹ được hỏi phản đối kế hoạch của Tổng thống Trump, trong khi tỷ lệ ủng hộ chủ trương này dừng ở mức 40%.
Trong một diễn biến liên quan, ngày16-1, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn một dự luật chi trả tiền lương cho nhân viên liên bang bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đang diễn ra.
Trong thông báo, Nhà Trắng cho biết Đạo luật Đối xử công bằng với nhân viên chính phủ năm 2019 mà Tổng thống Trump ký nêu trên nhằm đảm bảo việc bồi hoàn lương cho các nhân viên liên bang chưa được nhận lương, làm việc mà không được trả lương hoặc phải tạm nghỉ việc bắt đầu hoặc sau ngày 22-12-2018.
Việc bồi hoàn này sẽ được thực hiện sau khi chính phủ hoạt động trở lại.
Theo Thượng nghị sỹ Ben Cardin, người đề xuất dự luật này, việc Tổng thống Trump phê chuẩn dự luật trên là một bước quan trọng nhằm giúp ổn định và tạo niềm hy vọng cho các nhân viên của chính phủ./.
Người dân tuần hành phản đối tình trạng Chính phủ đóng cửa một phần tại New York, Mỹ, ngày 15-1-2019. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Họ được nhận những suất ăn miễn phí và được ưu tiên trong việc thanh toán các hóa đơn tiền cước viễn thông và khoản vay ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều người cũng bắt đầu tìm kiếm các công việc làm thêm.
Thủ đô Washington D.C được xem là khu vực chịu tác động nặng nề nhất do tình trạng chính phủ đóng cửa một phần, song trên thực tế sự tác động đã lan ra trên khắp nước Mỹ.
Tại đại lộ Pennsylvania, nằm giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington D.C, đầu bếp lừng danh Jose Andres đã thực hiện chương trình từ thiện "ChefsforFeds," phân phát suất ăn miễn phí dành cho người lao động vốn gặp khó khăn do tình trạng trên.
Tổ chức phi lợi nhuận "Bread for the City" cho hay đã có hơn 500 người đến nhận suất ăn miễn phí trong ngày 15-1.
Tại Pennsylvania, Tây Virginia và một số bang khác ở Mỹ, những nhân viên liên bang buộc phải nghỉ việc đã phải đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp.
Pets Alive, một trung tâm cứu hộ động vật tại Middletown, New York, còn phân phát miễn phí thực phẩm cho những gia đình nuôi thú cưng cũng bị ảnh hưởng do chính phủ đóng cửa một phần.
Tác động từ việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đã gây ra hiệu ứng "domino". Nhân viên làm việc không lương hoặc buộc phải nghỉ việc đã ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp và cửa hàng.
Tại Kodiak, bang Alaska, một số cửa hàng địa phương cho hay doanh thu đã giảm do hàng trăm nhân viên thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ không được nhận lương và phải thắt chặt chi tiêu.
Theo Ủy ban Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, tăng trưởng kinh tế Mỹ theo quý sẽ sụt giảm 0,13% trong mỗi tuần mà Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động một phần.
Ngân sách cho việc xây dựng bức tường biên giới là nguyên nhân dẫn tới sự bất đồng về ngân sách chi tiêu giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew công bố ngày 16-1 cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa người dân Mỹ trong vấn đề này. Theo đó, gần 80% người ủng hộ đảng Dân chủ và những người có khuynh hướng ủng hộ đảng này đánh giá tình trạng chính phủ đóng cửa một phần là vấn đề rất nghiêm trọng.
Trong khi đó, chỉ có 35% người ủng hộ đảng Cộng hòa và có khuynh hướng ủng hộ đảng này có ý kiến tương tự.
Khảo sát cũng cho thấy khoảng 58% số người Mỹ được hỏi phản đối kế hoạch của Tổng thống Trump, trong khi tỷ lệ ủng hộ chủ trương này dừng ở mức 40%.
Trong một diễn biến liên quan, ngày16-1, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn một dự luật chi trả tiền lương cho nhân viên liên bang bị ảnh hưởng bởi việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần đang diễn ra.
Trong thông báo, Nhà Trắng cho biết Đạo luật Đối xử công bằng với nhân viên chính phủ năm 2019 mà Tổng thống Trump ký nêu trên nhằm đảm bảo việc bồi hoàn lương cho các nhân viên liên bang chưa được nhận lương, làm việc mà không được trả lương hoặc phải tạm nghỉ việc bắt đầu hoặc sau ngày 22-12-2018.
Việc bồi hoàn này sẽ được thực hiện sau khi chính phủ hoạt động trở lại.
Theo Thượng nghị sỹ Ben Cardin, người đề xuất dự luật này, việc Tổng thống Trump phê chuẩn dự luật trên là một bước quan trọng nhằm giúp ổn định và tạo niềm hy vọng cho các nhân viên của chính phủ./.
(TTXVN/VIETNAM+)