Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
Trong một hội nghị ngày 1-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp của nước này khi cam kết sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách giảm thuế và tăng đầu tư vốn, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này thừa nhận sự thiếu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị trên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.
Theo ông Tập Cận Bình, mặc dù xét về tổng thể, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định, song sự thiếu ổn định đã tăng lên rõ rệt trong sự phát triển của nền kinh tế nước này và các công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ kiên định việc khuyến khích, ủng hộ và định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân phát triển hướng tới phạm vi hoạt động lớn hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân trong năm nay và đưa ra nhiều đề xuất chính sách, trong đó có việc giảm thuế doanh nghiệp và giải quyết những thách thức về vốn đầu tư mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31-10 đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu những "áp lực suy giảm" ngày càng tăng do "những thay đổi sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự suy giảm trong phát triển kinh tế đất nước kể từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ từ đầu mùa Hè vừa qua.
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 10 yếu hơn dự kiến do sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu.
Các con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đến mức thấp nhất trong một thập kỷ trong quý trước.
Thông cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cho biết đã có "rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp và xuất hiện các rủi ro tích lũy trong một thời gian dài... Chúng ta cần chú ý đến tình trạng nghiêm trọng này và cần chuẩn bị để phản ứng kịp thời hơn".
Thông cáo cũng nhấn mạnh "Chúng ta phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào các vấn đề cốt lõi với các giải pháp được đặt ra ... Chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự phát triển chất lượng cao".
Hồi đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc đám phán giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại.
Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra trong tháng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, nhằm tìm giải pháp giải quyết căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc./.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 4 ở Vladivostok, Nga, ngày 12/9. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị trên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.
Theo ông Tập Cận Bình, mặc dù xét về tổng thể, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định, song sự thiếu ổn định đã tăng lên rõ rệt trong sự phát triển của nền kinh tế nước này và các công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ kiên định việc khuyến khích, ủng hộ và định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân phát triển hướng tới phạm vi hoạt động lớn hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân trong năm nay và đưa ra nhiều đề xuất chính sách, trong đó có việc giảm thuế doanh nghiệp và giải quyết những thách thức về vốn đầu tư mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31-10 đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu những "áp lực suy giảm" ngày càng tăng do "những thay đổi sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự suy giảm trong phát triển kinh tế đất nước kể từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ từ đầu mùa Hè vừa qua.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 30/4/2018. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN) |
Các con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đến mức thấp nhất trong một thập kỷ trong quý trước.
Thông cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cho biết đã có "rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp và xuất hiện các rủi ro tích lũy trong một thời gian dài... Chúng ta cần chú ý đến tình trạng nghiêm trọng này và cần chuẩn bị để phản ứng kịp thời hơn".
Thông cáo cũng nhấn mạnh "Chúng ta phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào các vấn đề cốt lõi với các giải pháp được đặt ra ... Chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự phát triển chất lượng cao".
Hồi đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc đám phán giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại.
Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra trong tháng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, nhằm tìm giải pháp giải quyết căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc./.
(TTXVN/VIETNAM+)