Hàn Quốc đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa không gian đầu tiên tự chế tạo trong nước. Đây là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu tự chế tạo thiết bị phóng tên lửa đầu tiên vào không gian của Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa không gian đầu tiên tự chế tạo trong nước. Đây là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu tự chế tạo thiết bị phóng tên lửa đầu tiên vào không gian của Hàn Quốc.
Động cơ tên lửa có lực đẩy 75 tấn được gắn vào tên lửa một tầng và phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Naro, ở Goheung, thuộc tỉnh Nam Jeolla, lúc 16 giờ ngày 28-11.
Thiết bị trên do Viện nghiên cứu không gian vũ trụ Hàn Quốc (KARI) thiết kế và chế tạo, dự kiến sẽ được sử dụng để đẩy tên lửa không gian ba tầng KSLV-2 đầu tiên mà Hàn Quốc đang tự chế tạo.
Bộ Khoa học và KARI cho biết thời gian đốt cháy động cơ được duy trì trong 151 giây, vượt qua mục tiêu ban đầu là 140 giây.
Theo KARI, đánh giá mức độ hoàn hảo của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng được xác định bởi tổng thời gian đốt cháy nhiên liệu. Tên lửa đã bay khoảng 10 phút sau khi đạt chiều cao tối đa 209km và rơi xuống vùng biển cách thành phố cảng Jeju 429km về phía Đông Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học Lee Jin-kyu xác nhận cuộc thử nghiệm thành công, đồng thời cho biết việc chế tạo động cơ không gian được coi là một công nghệ cốt lõi và đây là cuộc thử nghiệm khó khăn nhất trong quá trình chế tạo KSLV-2.
KARI cho biết đã phải thay đổi thiết kế hơn 20 lần và tiến hành hơn 100 lần thử nghiệm đốt nhiên liệu trên mặt đất để khẳng định khả năng vận hành của động cơ. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trong gần 5 năm kể từ khi Hàn Quốc công bố chương trình không gian tích cực của mình, sau khi phóng KSLV-1 từ trung tâm Naro năm 2013.
Với việc thử nghiệm thành công động cơ trên, Hàn Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nước thứ 7 trên thế giới có thể tự chế tạo một động cơ phóng tên lửa vào không gian bằng công nghệ riêng.
Một tên lửa không gian KSLV-2 hoàn chỉnh dự kiến sẽ ra đời vào năm 2021, và sẽ được sử dụng để đưa vệ tinh không người lái vào quỹ đạo Trái Đất cũng như các ứng dụng thương mại khác.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đang thúc đẩy một kế hoạch xây dựng một trung tâm tên lửa không gian gần KARI vào năm 2025.
Cho tới nay, Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào các thiết bị phóng của nước ngoài để đưa vệ tinh của mình vào vũ trụ. Hiện chỉ có 6 quốc gia (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) sở hữu công nghệ cho phép chế tạo thiết bị phóng không gian như vậy.
Trong khi đó, 10 quốc gia (gồm 6 nước kể trên cùng với Ukraine, Israel, Triều Tiên và Iran) đã có trong tay công nghệ động cơ tên lửa./.
Tên lửa không gian ba tầng KSLV-2. (Nguồn: KARI) |
Thiết bị trên do Viện nghiên cứu không gian vũ trụ Hàn Quốc (KARI) thiết kế và chế tạo, dự kiến sẽ được sử dụng để đẩy tên lửa không gian ba tầng KSLV-2 đầu tiên mà Hàn Quốc đang tự chế tạo.
Bộ Khoa học và KARI cho biết thời gian đốt cháy động cơ được duy trì trong 151 giây, vượt qua mục tiêu ban đầu là 140 giây.
Theo KARI, đánh giá mức độ hoàn hảo của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng được xác định bởi tổng thời gian đốt cháy nhiên liệu. Tên lửa đã bay khoảng 10 phút sau khi đạt chiều cao tối đa 209km và rơi xuống vùng biển cách thành phố cảng Jeju 429km về phía Đông Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học Lee Jin-kyu xác nhận cuộc thử nghiệm thành công, đồng thời cho biết việc chế tạo động cơ không gian được coi là một công nghệ cốt lõi và đây là cuộc thử nghiệm khó khăn nhất trong quá trình chế tạo KSLV-2.
KARI cho biết đã phải thay đổi thiết kế hơn 20 lần và tiến hành hơn 100 lần thử nghiệm đốt nhiên liệu trên mặt đất để khẳng định khả năng vận hành của động cơ. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trong gần 5 năm kể từ khi Hàn Quốc công bố chương trình không gian tích cực của mình, sau khi phóng KSLV-1 từ trung tâm Naro năm 2013.
Với việc thử nghiệm thành công động cơ trên, Hàn Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nước thứ 7 trên thế giới có thể tự chế tạo một động cơ phóng tên lửa vào không gian bằng công nghệ riêng.
Một tên lửa không gian KSLV-2 hoàn chỉnh dự kiến sẽ ra đời vào năm 2021, và sẽ được sử dụng để đưa vệ tinh không người lái vào quỹ đạo Trái Đất cũng như các ứng dụng thương mại khác.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đang thúc đẩy một kế hoạch xây dựng một trung tâm tên lửa không gian gần KARI vào năm 2025.
Cho tới nay, Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào các thiết bị phóng của nước ngoài để đưa vệ tinh của mình vào vũ trụ. Hiện chỉ có 6 quốc gia (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) sở hữu công nghệ cho phép chế tạo thiết bị phóng không gian như vậy.
Trong khi đó, 10 quốc gia (gồm 6 nước kể trên cùng với Ukraine, Israel, Triều Tiên và Iran) đã có trong tay công nghệ động cơ tên lửa./.
BÍCH LIÊN (TTXVN/VIETNAM+)