Trong hai ngày 8 và 9-10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Gabon, Ủy ban pháp lý (Ủy ban 6) Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 đã tổ chức cuộc họp với chủ đề "Pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế."
Trong hai ngày 8 và 9-10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Gabon, Ủy ban pháp lý (Ủy ban 6) Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 đã tổ chức cuộc họp với chủ đề “Pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế.”
Đây là một đề mục thảo luận thường niên của Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc, đồng thời tăng cường pháp quyền cũng là là hoạt động quan trọng của toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tham gia phát biểu tại cuộc họp có trên 70 nước thành viên Liên hợp quốc và đại diện một số tổ chức quốc tế.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 73, bà Maria Fernanda Espinoca Garces, đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Nhiều nước tham dự cuộc họp cho rằng tình hình thế giới hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề an ninh, xung đột phức tạp; tôn trọng pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế là vô cùng thiết yếu trong việc xử lý các thách thức an ninh, xung đột hiện nay.
Các nước Không liên kết nhấn mạnh lập trường cần cân bằng giữa cấp độ quốc gia và quốc tế trong việc tăng cường pháp quyền; việc thúc đẩy pháp quyền cần phải được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Một số nước cho rằng pháp quyền, quyền con người và dân chủ có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau; tất cả các nước đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế có vai trò thiết yếu trong việc duy trì hòa bình ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người, bao gồm cả việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững.
Đại sứ cũng nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp, tăng cường pháp quyền và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, là một trong 10 nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân sớm nhất vào tháng 5/2018.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nêu rõ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Trong bối cảnh các phát triển phức tạp ở Biển Đông, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển Liên hợp quốc, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả và ràng buộc pháp lý./.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa Garces phát biểu tại Khóa họp 73 Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 21/9/2018. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tham gia phát biểu tại cuộc họp có trên 70 nước thành viên Liên hợp quốc và đại diện một số tổ chức quốc tế.
Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 73, bà Maria Fernanda Espinoca Garces, đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Nhiều nước tham dự cuộc họp cho rằng tình hình thế giới hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề an ninh, xung đột phức tạp; tôn trọng pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế là vô cùng thiết yếu trong việc xử lý các thách thức an ninh, xung đột hiện nay.
Các nước Không liên kết nhấn mạnh lập trường cần cân bằng giữa cấp độ quốc gia và quốc tế trong việc tăng cường pháp quyền; việc thúc đẩy pháp quyền cần phải được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Một số nước cho rằng pháp quyền, quyền con người và dân chủ có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau; tất cả các nước đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại buổi thảo luận. (Ảnh: Hữu Hoàng/TTXVN) |
Đại sứ cũng nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp, tăng cường pháp quyền và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, là một trong 10 nước phê chuẩn Hiệp ước Cấm Vũ khí hạt nhân sớm nhất vào tháng 5/2018.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nêu rõ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Trong bối cảnh các phát triển phức tạp ở Biển Đông, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển Liên hợp quốc, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả và ràng buộc pháp lý./.
HẢI VÂN (TTXVN/VIETNAM+)