Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa nhất trí tăng cường hợp tác song phương nhằm thúc đẩy sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa nhất trí tăng cường hợp tác song phương nhằm thúc đẩy sự ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Phát biểu trong khuôn khổ các cuộc hội đàm song phương tại Phủ Tổng thống Pháp ở Paris ngày 17-10, hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định quyết tâm hướng tới việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên, đồng thời sớm đưa thỏa thuận thương mại tự do đã được Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) ký kết vào tháng 7 vừa qua đi vào hiệu lực.
Bên cạnh đó, hai bên đều thể hiện quan điểm chung phản đối chủ nghĩa bảo hộ trong bối cảnh leo thang các căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo giới, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Cả Nhật Bản và Pháp đều là hai quốc gia đại dương. Chúng tôi muốn chung tay thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do".
Về phần mình, Tổng thống Macron khẳng định việc đảm bảo sự ổn định tại khu vực này là một vấn đề quan trọng. Pháp sở hữu nhiều vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương, trong đó có New Caledonia và Polynesia.
Trong thời gian qua, Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực đẩy mạnh "Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do." Điều này phản ánh lợi ích của Tokyo trong việc tăng cường quan hệ với các nước châu Á cho đến tận châu Phi, chia sẻ các giá trị chung như dân chủ và pháp trị, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.
Thủ tướng Nhật Bản đáp chuyến bay tới Paris sau khi rời thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo này.
Theo kế hoạch, kết thúc chuyến thăm tại Pháp, ông Abe sẽ lên đường sang Brussels (Bỉ), dự Hội nghị thượng đỉnh Á Âu (ASEM) kéo dài hai ngày (từ ngày 18-10).
Tại hội nghị ASEM lần này, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận một loạt vấn đề, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm rác thải nhựa ở đại dương, trao quyền cho phụ nữ và an ninh mạng.
Theo các quan chức Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ phát đi thông điệp mạnh mẽ về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, vấn đề an ninh hàng hải cũng như tầm quan trọng của việc thiết lập trật tự kinh tế tự do và cởi mở, dựa trên quy tắc trong bối cảnh Nhật Bản và EU vừa ký thỏa thuận thương mại tự do.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong thời gian thăm Brussels, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ hội đàm với một số nhà lãnh đạo tham dự hội nghị, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ./.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chụp ảnh chung trước cung điện Elysee ở Paris ngày 17-10. (Nguồn: Reuters) |
Bên cạnh đó, hai bên đều thể hiện quan điểm chung phản đối chủ nghĩa bảo hộ trong bối cảnh leo thang các căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo giới, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Cả Nhật Bản và Pháp đều là hai quốc gia đại dương. Chúng tôi muốn chung tay thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do".
Về phần mình, Tổng thống Macron khẳng định việc đảm bảo sự ổn định tại khu vực này là một vấn đề quan trọng. Pháp sở hữu nhiều vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương, trong đó có New Caledonia và Polynesia.
Trong thời gian qua, Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực đẩy mạnh "Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do." Điều này phản ánh lợi ích của Tokyo trong việc tăng cường quan hệ với các nước châu Á cho đến tận châu Phi, chia sẻ các giá trị chung như dân chủ và pháp trị, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.
Thủ tướng Nhật Bản đáp chuyến bay tới Paris sau khi rời thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) trong khuôn khổ chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo này.
Theo kế hoạch, kết thúc chuyến thăm tại Pháp, ông Abe sẽ lên đường sang Brussels (Bỉ), dự Hội nghị thượng đỉnh Á Âu (ASEM) kéo dài hai ngày (từ ngày 18-10).
Tại hội nghị ASEM lần này, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận một loạt vấn đề, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm rác thải nhựa ở đại dương, trao quyền cho phụ nữ và an ninh mạng.
Theo các quan chức Nhật Bản, Thủ tướng Abe sẽ phát đi thông điệp mạnh mẽ về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, vấn đề an ninh hàng hải cũng như tầm quan trọng của việc thiết lập trật tự kinh tế tự do và cởi mở, dựa trên quy tắc trong bối cảnh Nhật Bản và EU vừa ký thỏa thuận thương mại tự do.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong thời gian thăm Brussels, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ hội đàm với một số nhà lãnh đạo tham dự hội nghị, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ./.
(TTXVN/VIETNAM+)