Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 27-9, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Phùng Quốc Hiển đã tham dự và phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 10 (ASEP 10) tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 27-9, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Phùng Quốc Hiển đã tham dự và phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 10 (ASEP 10) tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển hoan nghênh chủ đề của phiên toàn thể Hội nghị ASEP 10 về “Biến đổi khí hậu và thách thức đối với chủ nghĩa đa phương.”
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá đây là một nội dung mang tính thời sự, đề cập tới những tác động của biến đổi khí hậu và những thách thức mang tính toàn cầu không chỉ đối với năng lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế mà còn đối với tính khả thi, bền vững của các liên kết quốc tế đa phương hiện nay.
Vấn đề biến đổi khí hậu đã tác động tới nền chính trị thế giới, gây nhiều chia rẽ, xung đột, nhưng đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Trước những thách thức của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, những vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có biến đổi khí hậu, đang là động lực để chủ nghĩa đa phương khẳng định vai trò trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của thời đại.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những đóng góp quan trọng, thiết thực của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và ASEP trong ứng phó với các vấn đề môi trường suốt hơn hai thập niên qua, nổi bật là nỗ lực hợp tác về quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên nước.
Tuy nhiên, các bên cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và thực chất hơn nữa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến việc định hình cuộc sống tương lai của nhân loại, đe dọa nghiêm trọng mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và an ninh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu. Nhận thức được biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam đã có nhiều giải pháp tích cực, chủ động ứng phó đối với vấn đề này.
Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto; cùng 175 quốc gia trên thế giới ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; phê chuẩn cam kết quan trọng này và đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Để phát huy vai trò của ASEP, ASEM nói riêng và các diễn đàn nghị viện đa phương nói chung trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đã đưa ra một số đề xuất như thiết lập mạng lưới kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, các nghị sỹ, chuyên gia, doanh nghiệp về lĩnh vực biến đổi khí hậu; thúc đẩy giám sát việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu; ủng hộ đề xuất của Nghị viện châu Âu (EP) tại Đại hội đồng AIPA 39 ở Singapore vừa qua về tổ chức cuộc gặp đối thoại liên khu vực hằng năm để mở rộng đối thoại giữa EP và AIPA về những vấn đề cùng quan tâm; hướng tới thành lập một Diễn đàn liên nghị viện EP-AIPA với văn kiện cuối cùng là Tuyên bố chung EP và AIPA.
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị ASEP 10, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có cuộc làm việc với Phó Chủ tịch EP Dimitrios Papadimoulis.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá cao những đóng góp tích cực của Phó Chủ tịch EP trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và EP, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU).
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ca ngợi mối quan hệ Việt Nam-EU nói chung và quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai bên nói riêng. Với những bước phát triển thực chất, hợp tác Việt Nam-EU đã đi vào giai đoạn phát triển mới: quan hệ chính trị-ngoại giao không ngừng được củng cố và tăng cường; hợp tác kinh tế-đầu tư phát triển mạnh; hợp tác trên các lĩnh vực khác như biến đổi khí hậu, năng lượng xanh, y tế, quản lý và phát triển đô thị ngày càng được mở rộng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU. Thông qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn và đối thoại thẳng thắn, quan hệ hai bên đã đạt được sự tin cậy.
Về phần mình, hoan nghênh sự phát triển mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam, Phó Chủ tịch EP mong muốn Việt Nam và EU tiếp tục tăng cường hợp tác trong tương lai.
Ông Papadimoulis hài lòng về việc Việt Nam dành ưu tiên cho công tác chống biến đổi khí hậu, một vấn đề thời sự có tác động đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu.
Ông Papadimoulis bày tỏ vui mừng trước việc Việt Nam đưa nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất xanh và hữu cơ, đồng thời khẳng định đây cũng là mục tiêu của EU trong thời gian tới, ông bày tỏ mong muốn trong tương lai EU và Việt Nam sẽ sản xuất được những sản phẩm tốt hơn và mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Hai nhà lãnh đạo đều mong muốn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sớm được ký kết chính thức và phê chuẩn, đồng thời thống nhất tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại và không quay lại với chủ nghĩa bảo hộ.
Trong hai ngày 27-28/9, nhận lời mời của Chủ tịch EP Antonio Tajani, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 10 (ASEP 10).
Tham dự ASEP 10 lần này còn có các đoàn đại biểu đến từ 34 nghị viện Á-Âu và Nghị viện châu Âu./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại bàn chủ tọa phiên toàn thể Hội nghị ASEP 10. (Ảnh: Kim Chung/TTXVN) |
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá đây là một nội dung mang tính thời sự, đề cập tới những tác động của biến đổi khí hậu và những thách thức mang tính toàn cầu không chỉ đối với năng lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế mà còn đối với tính khả thi, bền vững của các liên kết quốc tế đa phương hiện nay.
Vấn đề biến đổi khí hậu đã tác động tới nền chính trị thế giới, gây nhiều chia rẽ, xung đột, nhưng đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Trước những thách thức của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, những vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có biến đổi khí hậu, đang là động lực để chủ nghĩa đa phương khẳng định vai trò trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của thời đại.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những đóng góp quan trọng, thiết thực của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và ASEP trong ứng phó với các vấn đề môi trường suốt hơn hai thập niên qua, nổi bật là nỗ lực hợp tác về quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên nước.
Tuy nhiên, các bên cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ và thực chất hơn nữa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến việc định hình cuộc sống tương lai của nhân loại, đe dọa nghiêm trọng mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và an ninh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu. Nhận thức được biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam đã có nhiều giải pháp tích cực, chủ động ứng phó đối với vấn đề này.
Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto; cùng 175 quốc gia trên thế giới ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; phê chuẩn cam kết quan trọng này và đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Để phát huy vai trò của ASEP, ASEM nói riêng và các diễn đàn nghị viện đa phương nói chung trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đã đưa ra một số đề xuất như thiết lập mạng lưới kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, các nghị sỹ, chuyên gia, doanh nghiệp về lĩnh vực biến đổi khí hậu; thúc đẩy giám sát việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu; ủng hộ đề xuất của Nghị viện châu Âu (EP) tại Đại hội đồng AIPA 39 ở Singapore vừa qua về tổ chức cuộc gặp đối thoại liên khu vực hằng năm để mở rộng đối thoại giữa EP và AIPA về những vấn đề cùng quan tâm; hướng tới thành lập một Diễn đàn liên nghị viện EP-AIPA với văn kiện cuối cùng là Tuyên bố chung EP và AIPA.
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị ASEP 10, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có cuộc làm việc với Phó Chủ tịch EP Dimitrios Papadimoulis.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá cao những đóng góp tích cực của Phó Chủ tịch EP trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và EP, cũng như tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU).
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển ca ngợi mối quan hệ Việt Nam-EU nói chung và quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai bên nói riêng. Với những bước phát triển thực chất, hợp tác Việt Nam-EU đã đi vào giai đoạn phát triển mới: quan hệ chính trị-ngoại giao không ngừng được củng cố và tăng cường; hợp tác kinh tế-đầu tư phát triển mạnh; hợp tác trên các lĩnh vực khác như biến đổi khí hậu, năng lượng xanh, y tế, quản lý và phát triển đô thị ngày càng được mở rộng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU. Thông qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn và đối thoại thẳng thắn, quan hệ hai bên đã đạt được sự tin cậy.
Về phần mình, hoan nghênh sự phát triển mạnh mẽ hiện nay tại Việt Nam, Phó Chủ tịch EP mong muốn Việt Nam và EU tiếp tục tăng cường hợp tác trong tương lai.
Ông Papadimoulis hài lòng về việc Việt Nam dành ưu tiên cho công tác chống biến đổi khí hậu, một vấn đề thời sự có tác động đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu.
Ông Papadimoulis bày tỏ vui mừng trước việc Việt Nam đưa nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất xanh và hữu cơ, đồng thời khẳng định đây cũng là mục tiêu của EU trong thời gian tới, ông bày tỏ mong muốn trong tương lai EU và Việt Nam sẽ sản xuất được những sản phẩm tốt hơn và mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Hai nhà lãnh đạo đều mong muốn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sớm được ký kết chính thức và phê chuẩn, đồng thời thống nhất tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại và không quay lại với chủ nghĩa bảo hộ.
Trong hai ngày 27-28/9, nhận lời mời của Chủ tịch EP Antonio Tajani, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 10 (ASEP 10).
Tham dự ASEP 10 lần này còn có các đoàn đại biểu đến từ 34 nghị viện Á-Âu và Nghị viện châu Âu./.
(TTXVN/VIETNAM+)