Các quốc gia tuân thủ nghiêm túc Công ước chống hối lộ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang ngày càng ít dần so với số nước "nhắm mắt làm ngơ."
Các quốc gia tuân thủ nghiêm túc Công ước chống hối lộ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang ngày càng ít dần so với số nước "nhắm mắt làm ngơ."
Đây là kết luận của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 12-9.
Theo TI, có tới 22 quốc gia - chiếm 39,6% hoạt động xuất khẩu toàn cầu, ít hoặc thậm chí là không thực thi Công ước chống hối lộ.
Chỉ có 7 quốc gia chiếm 27% xuất khẩu toàn cầu, gồm Mỹ, Đức, Anh, Italy, Thụy Sĩ, Na Uy và Israel, được đánh giá là những nước thực hiện công ước của OECD tích cực nhất.
So với báo cáo gần đây nhất của TI công bố năm 2015, có 8 quốc gia đã cải thiện mức độ thực thi công ước, trong đó Israel từ mức thấp nhất đã vươn lên mức cao nhất thang đánh giá. Trong khi đó, có 4 quốc gia, trong đó có Mexico, Nhật Bản và Phần Lan bị rớt vị trí trong bảng xếp hạng.
Công ước ngăn chặn hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế được OECD thông qua năm 1997.
Công ước này cấm các công ty thuộc các nước thành viên OECD thực hiện hành vi hối lộ cá nhân và tổ chức ở nước ngoài nhằm lách các quy định hoặc trúng thầu hợp đồng mua sắm của chính phủ nước sở tại.
OECD hiện có 34 quốc gia thành viên, hầu hết trong số đó là những quốc gia có mức thu nhập cao./.
(Nguồn: Shutterstock) |
Theo TI, có tới 22 quốc gia - chiếm 39,6% hoạt động xuất khẩu toàn cầu, ít hoặc thậm chí là không thực thi Công ước chống hối lộ.
Chỉ có 7 quốc gia chiếm 27% xuất khẩu toàn cầu, gồm Mỹ, Đức, Anh, Italy, Thụy Sĩ, Na Uy và Israel, được đánh giá là những nước thực hiện công ước của OECD tích cực nhất.
So với báo cáo gần đây nhất của TI công bố năm 2015, có 8 quốc gia đã cải thiện mức độ thực thi công ước, trong đó Israel từ mức thấp nhất đã vươn lên mức cao nhất thang đánh giá. Trong khi đó, có 4 quốc gia, trong đó có Mexico, Nhật Bản và Phần Lan bị rớt vị trí trong bảng xếp hạng.
Công ước ngăn chặn hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế được OECD thông qua năm 1997.
Công ước này cấm các công ty thuộc các nước thành viên OECD thực hiện hành vi hối lộ cá nhân và tổ chức ở nước ngoài nhằm lách các quy định hoặc trúng thầu hợp đồng mua sắm của chính phủ nước sở tại.
OECD hiện có 34 quốc gia thành viên, hầu hết trong số đó là những quốc gia có mức thu nhập cao./.
(TTXVN/VIETNAM+)