Kyodo đưa tin, trong cuộc gặp ở Tokyo vào tháng tới, các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và 5 nước Đông Nam Á dọc theo sông Mekong dự kiến sẽ thông qua một chiến lược mới trong tình hình khu vực và toàn cầu hiện nay.
Kyodo đưa tin, trong cuộc gặp ở Tokyo vào tháng tới, các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và 5 nước Đông Nam Á dọc theo sông Mekong dự kiến sẽ thông qua một chiến lược mới trong tình hình khu vực và toàn cầu hiện nay.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, kế hoạch mới mang tên "Chiến lược Tokyo 2018 cho Hợp tác Mekong-Nhật Bản" sẽ thiết lập 3 trụ cột hợp tác mới.
Ba trụ cột chính này gồm kết nối, con người và môi trường, sẽ được thiết lập với mục đích góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực và hơn thế nữa.
Để có kết nối sinh động và hiệu quả, 5 nước Đông Nam Á và Nhật Bản sẽ thúc đẩy "cơ sở hạ tầng chất lượng" nhằm tăng cường hơn nữa "kết nối cứng," "kết nối mềm," và "kết nối ngành" trong khu vực Mekong và xa hơn nữa.
Các biện pháp được thực hiện theo trụ cột về con người sẽ bao gồm việc chuyển đổi các nước Mekong thành các xã hội đa dạng và toàn diện với sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ.
Các nước này sẽ khuyến khích đầu tư du lịch để thúc đẩy khu vực này trở thành một điểm đến đạt tiêu chuẩn "chất lượng Nhật Bản," cũng như hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và pháp luật.
Nhật Bản và các nước Mekong cũng sẽ phối hợp để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu trong khu vực và thách thức chung của họ về quản lý tài nguyên nước và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
"Chiến lược Tokyo 2018 cho Hợp tác Mekong-Nhật Bản" sẽ được các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản lần thứ 10, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 9-10 tới tại Tokyo./.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (giữa) tại Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 11 diễn ra tại Singapore ngày 3-8. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) |
Ba trụ cột chính này gồm kết nối, con người và môi trường, sẽ được thiết lập với mục đích góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực và hơn thế nữa.
Để có kết nối sinh động và hiệu quả, 5 nước Đông Nam Á và Nhật Bản sẽ thúc đẩy "cơ sở hạ tầng chất lượng" nhằm tăng cường hơn nữa "kết nối cứng," "kết nối mềm," và "kết nối ngành" trong khu vực Mekong và xa hơn nữa.
Các biện pháp được thực hiện theo trụ cột về con người sẽ bao gồm việc chuyển đổi các nước Mekong thành các xã hội đa dạng và toàn diện với sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ.
Các nước này sẽ khuyến khích đầu tư du lịch để thúc đẩy khu vực này trở thành một điểm đến đạt tiêu chuẩn "chất lượng Nhật Bản," cũng như hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và pháp luật.
Nhật Bản và các nước Mekong cũng sẽ phối hợp để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu trong khu vực và thách thức chung của họ về quản lý tài nguyên nước và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
"Chiến lược Tokyo 2018 cho Hợp tác Mekong-Nhật Bản" sẽ được các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản lần thứ 10, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 9-10 tới tại Tokyo./.
(VIETNAM+)