Phái viên Liên hợp quốc về Libya Ghassan Salame cho biết khó có thể tổ chức các cuộc bầu cử như mong đợi vào ngày 10-12 tới, sau khi xảy ra làn sóng giao tranh mới ở quốc gia Bắc Phi này.
Phái viên Liên hợp quốc về Libya Ghassan Salame cho biết khó có thể tổ chức các cuộc bầu cử như mong đợi vào ngày 10-12 tới, sau khi xảy ra làn sóng giao tranh mới ở quốc gia Bắc Phi này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tối 29-9 tại phái bộ Liên hợp quốc ở thủ đô Tripoli, ông Salame cho hay do vẫn còn rất nhiều việc phải làm nên có khả năng không thể giữ đúng lộ trình bầu cử ngày 10/12. Ông Salame khẳng định các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong tương lai gần, nhưng chắc chắn không phải là vào thời điểm này.
Trước đó hồi tháng 5, Pháp đã chủ trì hội nghị về Libya với sự tham dự của các bên liên quan khác nhau nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này. Tại hội nghị, các bên đối địch ở Libya đã nhất trí tổ chức và cam kết tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội “đáng tin cậy” vào ngày 10-12. Các bên cam kết chấp nhận kết quả bầu cử và đảm bảo các thỏa thuận an ninh cũng như nhất trí cải thiện bầu không khí nhằm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 8 vừa qua, thủ đô Tripoli chứng kiến các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng dân quân vũ trang từ thành phố Tarhuna, cách Tripoli khoảng 80 km về phía Đông Nam. Bất chấp một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc bảo trợ từ ngày 4-9 vừa qua, xung đột lại nổ ra tuần trước ở các quận phía Nam Tripoli. Kể từ khi giao tranh xảy ra đến nay, đã có hơn 100 người thiệt mạng.
Libya đã rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị. Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô./.
Bạo lực đang dần đẩy xa cuộc bầu cử tại Libya. (Nguồn: The National) |
Trước đó hồi tháng 5, Pháp đã chủ trì hội nghị về Libya với sự tham dự của các bên liên quan khác nhau nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này. Tại hội nghị, các bên đối địch ở Libya đã nhất trí tổ chức và cam kết tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội “đáng tin cậy” vào ngày 10-12. Các bên cam kết chấp nhận kết quả bầu cử và đảm bảo các thỏa thuận an ninh cũng như nhất trí cải thiện bầu không khí nhằm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 8 vừa qua, thủ đô Tripoli chứng kiến các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng dân quân vũ trang từ thành phố Tarhuna, cách Tripoli khoảng 80 km về phía Đông Nam. Bất chấp một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc bảo trợ từ ngày 4-9 vừa qua, xung đột lại nổ ra tuần trước ở các quận phía Nam Tripoli. Kể từ khi giao tranh xảy ra đến nay, đã có hơn 100 người thiệt mạng.
Libya đã rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị. Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô./.
(TTXVN/VIETNAM+)