Ngày 28-9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà và các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Pháp có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình tại Syria vào tháng 10 tới.
Ngày 28-9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà và các nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Pháp có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình tại Syria vào tháng 10 tới.
Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, bà Merkel nói: "Chúng tôi ủng hộ cuộc họp 4 bên giữa các Tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và tôi vì tình hình tại Syria vẫn mong manh. Chúng tôi định tiến hành cuộc họp này vào tháng 10 tới".
Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã kêu gọi Đức dẫn độ hàng trăm nghi phạm ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen hiện đang sống tại Đức.
Ông nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ có quyền yêu cầu dẫn độ Can Dundar, cựu biên tập tờ báo đối lập Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả đối tượng là một đặc vụ hoạt động tình báo.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng hối thúc Berlin liệt phong trào Hồi giáo của giáo sỹ Fethullah Gulen, bị Ankara cáo buộc chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7-2016, là tổ chức khủng bố.
Dundar và một đồng nghiệp đã bị kết án 5 năm tù vào năm 2016 sau khi công bố đoạn video ám chỉ cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ chở vũ khí vào Syria. Hai người này đã được thả sau khi kháng án và Dundar đã rời Thổ Nhĩ Kỳ sau đó.
Đáp lại, Thủ tướng Merkel cho biết Berlin cần thêm bằng chứng để liệt phong trào Gulen có trụ sở tại Mỹ và danh sách các tổ chức khủng bố.
Bà cho hay Đức cũng đang truy tìm một số cá nhân sẽ bị dẫn độ với cáo buộc khủng bố như Thổ Nhĩ Kỳ, song không thể đảm bảo rằng những người này đang ở Đức.
Bà khẳng định Đức đánh giá rất nghiêm túc các bằng chứng mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, song nước này cần thêm dữ liệu để có thể liệt mạng lưới Gulen vào danh sách khủng bố giống như đã làm với đảng Công nhân người Kurd (PKK) .
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đến Đức ngày 27-9 trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 3 ngày.
Chuyến thăm Đức lần này của ông Erdogan diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ankara với Berlin cũng như Washington - hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đều xuống dốc nghiêm trọng trong những năm qua do một loạt mâu thuẫn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với Mỹ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách cải thiện quan hệ với châu Âu.
Trong khi đó, quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là 2 quốc gia đồng minh gần gũi trong NATO bắt đầu rạn nứt kể từ khi Ankara bắt giữ một số công dân Đức và Berlin chỉ trích mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ về cách thức xử lý vụ đảo chính bất thành hồi giữa năm 2016, cũng như các vấn đề liên quan đến người Kurd.
Tuy nhiên, mối quan hệ này trong vài tháng gần đây đã được cải thiện, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho nhà báo Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ Deniz Yucel hồi tháng Hai vừa qua và dỡ bỏ lệnh cấm rời khỏi lãnh thổ đối với nữ nhà báo Đức Mesale Tolu./.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. ( Ảnh: AFP/TTXVN) |
Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã kêu gọi Đức dẫn độ hàng trăm nghi phạm ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen hiện đang sống tại Đức.
Ông nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ có quyền yêu cầu dẫn độ Can Dundar, cựu biên tập tờ báo đối lập Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả đối tượng là một đặc vụ hoạt động tình báo.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng hối thúc Berlin liệt phong trào Hồi giáo của giáo sỹ Fethullah Gulen, bị Ankara cáo buộc chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7-2016, là tổ chức khủng bố.
Dundar và một đồng nghiệp đã bị kết án 5 năm tù vào năm 2016 sau khi công bố đoạn video ám chỉ cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ chở vũ khí vào Syria. Hai người này đã được thả sau khi kháng án và Dundar đã rời Thổ Nhĩ Kỳ sau đó.
Đáp lại, Thủ tướng Merkel cho biết Berlin cần thêm bằng chứng để liệt phong trào Gulen có trụ sở tại Mỹ và danh sách các tổ chức khủng bố.
Bà cho hay Đức cũng đang truy tìm một số cá nhân sẽ bị dẫn độ với cáo buộc khủng bố như Thổ Nhĩ Kỳ, song không thể đảm bảo rằng những người này đang ở Đức.
Bà khẳng định Đức đánh giá rất nghiêm túc các bằng chứng mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, song nước này cần thêm dữ liệu để có thể liệt mạng lưới Gulen vào danh sách khủng bố giống như đã làm với đảng Công nhân người Kurd (PKK) .
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đến Đức ngày 27-9 trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 3 ngày.
Chuyến thăm Đức lần này của ông Erdogan diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ankara với Berlin cũng như Washington - hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - đều xuống dốc nghiêm trọng trong những năm qua do một loạt mâu thuẫn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng quan hệ với Mỹ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách cải thiện quan hệ với châu Âu.
Trong khi đó, quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là 2 quốc gia đồng minh gần gũi trong NATO bắt đầu rạn nứt kể từ khi Ankara bắt giữ một số công dân Đức và Berlin chỉ trích mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ về cách thức xử lý vụ đảo chính bất thành hồi giữa năm 2016, cũng như các vấn đề liên quan đến người Kurd.
Tuy nhiên, mối quan hệ này trong vài tháng gần đây đã được cải thiện, đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho nhà báo Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ Deniz Yucel hồi tháng Hai vừa qua và dỡ bỏ lệnh cấm rời khỏi lãnh thổ đối với nữ nhà báo Đức Mesale Tolu./.
(TTXVN/VIETNAM+)