Ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, ngày 17-9 cho rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận "ly hôn" nếu tính toàn vẹn của thị trường chung châu Âu được đảm bảo.
Ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, ngày 17-9 cho rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận "ly hôn" nếu tính toàn vẹn của thị trường chung châu Âu được đảm bảo.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) sau khi gặp giới chức nước này, ông Barnier cho biết các cuộc đàm phán về Brexit sẽ tiếp tục trên tinh thần hợp tác tốt đẹp.
Liên quan đến vấn đề Gibraltar - vùng lãnh thổ thuộc Anh ở bờ biển phía Nam Tây Ban Nha, dự kiến sẽ cùng Anh rời khỏi EU vào ngày 29-3-2019, ông Barnier nêu rõ EU ủng hộ hoàn toàn việc Madrid đàm phán với London về vùng lãnh thổ Gibraltar hậu Brexit.
Dự kiến, trưởng đoàn đàm phán EU sẽ thông báo cho các bộ trưởng của 27 nước thành viên còn lại trong EU vào ngày 18/9 về tiến trình đàm phán Brexit.
Theo một thông báo trước cuộc họp, một số mục trong dự thảo thỏa thuận Brexit đã được các nhà đàm phán Anh và EU nhất trí trên nguyên tắc, trong khi vẫn còn một số điều khoản phải đàm phán thêm, trong đó có vấn đề làm thế nào để tránh đường biên giới cứng giữa Ireland và Bắc Ireland.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Anh Theresa May cũng bày tỏ tin tưởng sẽ đạt thỏa thuận Brexit, song cho rằng London cần chuẩn bị sẵn sàng trước nguy cơ không đạt thỏa thuận “ly hôn.”
Một người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết thêm Anh và EU đang đạt tiến triển và khả năng sẽ đi đến thỏa thuận trong thời gian tới. Theo quan chức này, Chính phủ Anh đang triển khai “những kế hoạch sẽ giúp Anh thành công ở mọi kịch bản.”
Điểm mấu chốt để đạt thỏa thuận giữa giữa Anh và EU là vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland. Cả Anh và EU đều muốn tránh một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland vì đường biên giới này có thể hủy hoại thỏa thuận hòa bình ký năm 1998 mang tên "Ngày thứ Sáu tốt lành" giúp chấm dứt nhiều thập kỷ xung đột tại đây.
Hiện hai bên chưa đạt được sự đồng thuận về việc giám sát hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Anh và EU tại khu vực này nếu không có đường biên giới và nếu khu vực Bắc Ireland thuộc Anh rời khỏi cả liên minh thuế quan và thị trường chung châu Âu./.
Ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu (EU) về việc Anh rời khỏi EU. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Liên quan đến vấn đề Gibraltar - vùng lãnh thổ thuộc Anh ở bờ biển phía Nam Tây Ban Nha, dự kiến sẽ cùng Anh rời khỏi EU vào ngày 29-3-2019, ông Barnier nêu rõ EU ủng hộ hoàn toàn việc Madrid đàm phán với London về vùng lãnh thổ Gibraltar hậu Brexit.
Dự kiến, trưởng đoàn đàm phán EU sẽ thông báo cho các bộ trưởng của 27 nước thành viên còn lại trong EU vào ngày 18/9 về tiến trình đàm phán Brexit.
Theo một thông báo trước cuộc họp, một số mục trong dự thảo thỏa thuận Brexit đã được các nhà đàm phán Anh và EU nhất trí trên nguyên tắc, trong khi vẫn còn một số điều khoản phải đàm phán thêm, trong đó có vấn đề làm thế nào để tránh đường biên giới cứng giữa Ireland và Bắc Ireland.
Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Anh Theresa May cũng bày tỏ tin tưởng sẽ đạt thỏa thuận Brexit, song cho rằng London cần chuẩn bị sẵn sàng trước nguy cơ không đạt thỏa thuận “ly hôn.”
Một người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết thêm Anh và EU đang đạt tiến triển và khả năng sẽ đi đến thỏa thuận trong thời gian tới. Theo quan chức này, Chính phủ Anh đang triển khai “những kế hoạch sẽ giúp Anh thành công ở mọi kịch bản.”
Điểm mấu chốt để đạt thỏa thuận giữa giữa Anh và EU là vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland. Cả Anh và EU đều muốn tránh một đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland vì đường biên giới này có thể hủy hoại thỏa thuận hòa bình ký năm 1998 mang tên "Ngày thứ Sáu tốt lành" giúp chấm dứt nhiều thập kỷ xung đột tại đây.
Hiện hai bên chưa đạt được sự đồng thuận về việc giám sát hoạt động trao đổi hàng hóa giữa Anh và EU tại khu vực này nếu không có đường biên giới và nếu khu vực Bắc Ireland thuộc Anh rời khỏi cả liên minh thuế quan và thị trường chung châu Âu./.
(TTXVN/VIETNAM+)