Báo Đồng Nai điện tử
En

Đóng cửa cơ sở hạt nhân là bước đi đầu tiên trong phi hạt nhân hóa

10:09, 23/09/2018

Reuters đưa tin, các cam kết mới được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra hồi tuần trước nhằm kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của nước này có thể mở ra cánh cửa đối thoại với Washington, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu các cam kết này sẽ ảnh hưởng tới kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng ở mức độ nào?

Reuters đưa tin, các cam kết mới được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra hồi tuần trước nhằm kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của nước này có thể mở ra cánh cửa đối thoại với Washington, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu các cam kết này sẽ ảnh hưởng tới kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng ở mức độ nào?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi, ảnh phải) thị sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 tại tỉnh Pukchang, miền Tây Triều Tiên ngày 22-5-2017. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi, ảnh phải) thị sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 tại tỉnh Pukchang, miền Tây Triều Tiên ngày 22-5-2017. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Tại cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên cam kết cho phép thanh sát viên quốc tế giám sát việc đóng cửa các cơ sở tên lửa chính ở nước này, và lần đầu tiên bày tỏ thiện chí phá hủy “vĩnh viễn” tổ hợp hạt nhân chính của Triều Tiên.

Mặc dù đây là những bước đi đầu tiên tích cực, giới phân tích nhận định những bước đi này sẽ không giải quyết được mục tiêu phá hủy năng lực tên lửa và hạt nhân lớn hơn của Triều Tiên, cũng như không thể chứng minh liệu ông Kim Jong-un có nghiêm túc trong việc từ bỏ kho vũ khí hạt nhân hay không.

Thỏa thuận của lãnh đạo hai miền Triều Tiên cũng không nêu rõ kế hoạch của Bình Nhưỡng trong việc kê khai toàn bộ danh sách vũ khí, cơ sở và nguyên liệu hạt nhân, hoặc khung thời gian cụ thể đối với phi hạt nhân hóa.

Trong tuyên bố chung, Triều Tiên bày tỏ thiện chí “phá hủy vĩnh viễn” tổ hợp hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có bước đi tương xứng. Theo giới phân tích, một lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động với công suất 5MW có thể sản sinh plutoni cấp độ vũ khí, trong khi Yongbyon cũng có cơ sở sản xuất HEU (urani được làm giàu cao), được sử dụng để chế tạo bom hạt nhân.

Chuyên gia Joshua Pollack nghiên cứu tên lửa Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California thuộc Mỹ nhận định, việc phá hủy tổ hợp Yongbyon sẽ làm chậm quá trình sản xuất vật liệu phân hạch, nhưng không làm giảm kho dự trữ plutoni và HEU hiện nay, cũng không xóa bỏ hoài nghi về các cơ sở sản xuất bí mật khác.

Lâu nay, Triều Tiên luôn bác bỏ sự tồn tại của các cơ sở bí mật khác, song truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin tình báo cho hay, trong những tháng qua, Bình Nhưỡng vẫn vận hành ít nhất một cơ sở làm giàu urani bí mật ngay bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng, được gọi là cơ sở làm giàu Kangson. 

Theo giới phân tích, việc sản xuất plutnoni được cho vẫn đang tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế đặt ra một nhiệm vụ cấp bách, đó là buộc Bình Nhưỡng đóng băng hoạt động chế tạo tên lửa và hạt nhân trước tiên, sau đó là thuyết phục nước này kê khai toàn bộ cơ sở liên quan để xác minh./.

(VIETNAM+)

Tin xem nhiều