Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10-8 quyết định tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10-8 quyết định tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một tuyên bố đăng tải trên tải khoản Twitter, ông Trump cho hay sản phẩm nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu mức thuế mới lần lượt là 20% và 50%.
Động thái trên của Mỹ diễn ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ thắng trong "cuộc chiến kinh tế."
Kênh truyền hình nhà nước TRT Haber dẫn lời ông Erdogan khẳng định nước này sẽ không lùi bước trước cuộc chiến tranh kinh tế.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Anadolu cũng dẫn lời nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Ankara sẽ vượt qua sự khó khăn này như vượt qua "trận lũ lụt" đang diễn ra tại tỉnh Ordu của nước này.
Tổng thống Erdogan đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của người dân thông qua việc bán vàng và các ngoại tệ như USD để mua đồng nội tệ lira, vốn đã mất 25% giá trị tính từ đầu năm đến nay.
Ông nhấn mạnh: "Đây sẽ là sự đáp trả của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đối với những nước phát động cuộc chiến tranh kinh tế chống lại chúng ta."
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn mô tả cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay là "cuộc đấu tranh dân tộc" chống lại các thế lực thù địch kinh tế, đồng thời trấn an người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, sáng cùng ngày, đồng lira đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD với tỉ giá 6,30 lira/USD, sau khi các cuộc đàm phán tại Washington giữa phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và giới chức Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước rơi vào bế tắc.
Đồng lira đã giảm giá hơn 10% kể từ khi Mỹ hồi tuần trước áp đặt trừng phạt đối với Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ với lý do hai quan chức này có vai trò quan trọng trong quyết định bắt và giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak cho biết nước này sẽ áp dụng một mô hình kinh tế mới nhằm mang lại phát triển bền vững và dựa trên một "tâm lý chiến lược."
Theo quan chức trên, bước đầu của giải pháp kinh tế mới sẽ là "tái cân bằng nền kinh tế", được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bền vững và phân bổ tài sản công bằng hơn./.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters) |
Động thái trên của Mỹ diễn ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ thắng trong "cuộc chiến kinh tế."
Kênh truyền hình nhà nước TRT Haber dẫn lời ông Erdogan khẳng định nước này sẽ không lùi bước trước cuộc chiến tranh kinh tế.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Anadolu cũng dẫn lời nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Ankara sẽ vượt qua sự khó khăn này như vượt qua "trận lũ lụt" đang diễn ra tại tỉnh Ordu của nước này.
Tổng thống Erdogan đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của người dân thông qua việc bán vàng và các ngoại tệ như USD để mua đồng nội tệ lira, vốn đã mất 25% giá trị tính từ đầu năm đến nay.
Ông nhấn mạnh: "Đây sẽ là sự đáp trả của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đối với những nước phát động cuộc chiến tranh kinh tế chống lại chúng ta."
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn mô tả cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay là "cuộc đấu tranh dân tộc" chống lại các thế lực thù địch kinh tế, đồng thời trấn an người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, sáng cùng ngày, đồng lira đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD với tỉ giá 6,30 lira/USD, sau khi các cuộc đàm phán tại Washington giữa phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và giới chức Mỹ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước rơi vào bế tắc.
Đồng lira đã giảm giá hơn 10% kể từ khi Mỹ hồi tuần trước áp đặt trừng phạt đối với Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ với lý do hai quan chức này có vai trò quan trọng trong quyết định bắt và giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak cho biết nước này sẽ áp dụng một mô hình kinh tế mới nhằm mang lại phát triển bền vững và dựa trên một "tâm lý chiến lược."
Theo quan chức trên, bước đầu của giải pháp kinh tế mới sẽ là "tái cân bằng nền kinh tế", được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bền vững và phân bổ tài sản công bằng hơn./.
(TTXVN/VIETNAM+)