Ngày 9-7, chính trường Anh lại thêm một đợt sóng dữ khi Ngoại trưởng Boris Johnson đệ đơn từ chức nhằm phản đối các kế hoạch của chính phủ về một quan hệ thương mại mật thiết với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi khối này.
Ngày 9-7, chính trường Anh lại thêm một đợt sóng dữ khi Ngoại trưởng Boris Johnson đệ đơn từ chức nhằm phản đối các kế hoạch của chính phủ về một quan hệ thương mại mật thiết với Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi khối này.
Việc ông Johnson từ chức chưa đầy một ngày sau khi đơn từ chức của Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Davis được Thủ tướng Anh Theresa May chấp thuận cho thấy các kế hoạch của Thủ tướng Anh đang đứng trước nguy cơ bị "chia thành trăm mảnh".
Sự ra đi của hai vị "lão tướng" từng gắn bó với bà May ngay từ những ngày đầu bà nhậm chức trong giai đoạn đầy thách thức để đưa nước Anh "an toàn" rời EU cho thấy bà đang phải đứng đầu một chính phủ không thể đoàn kết trong việc xây dựng một chính sách ngoại giao và thương mại cho thời kỳ chuyển tiếp quan trọng sắp tới.
Những động thái mới cũng đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng "lèo lái" của bà May để có thể giữ vững những cam kết nhằm theo đuổi một Brexit "thân thiện với giới doanh nghiệp" hay sẽ phải đối mặt với những đơn từ chức từ những người trong hàng ngũ mà bà lãnh đạo hoặc thậm chí là những lời kêu gọi chính bà phải từ chức.
Việc hai ông Johnson và Davis từ chức cũng được ví như những cú "thắng phanh" gấp với Thủ tướng May chỉ 2 ngày sau khi bà công bố nội các hiện đang được đánh giá là chia rẽ sâu sắc của bà đã đạt được thỏa thuận cơ sở về việc giữ mối quan hệ thương mại thân thiết nhất có thể với EU thời kỳ hậu Brexit. Bản thân ông Johnson cũng từng nhiều lần chỉ trích kế hoạch này.
Những người có tư tưởng hoài nghi châu Âu trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền tỏ ra giận dữ và cho rằng chiến lược mà Nội các Anh thông qua đã phản lại chính lời cam kết của bà May về một lời chia tay dứt khoát với EU. Điều này cũng làm dấy lên quan ngại rằng sẽ có kêu gọi buộc bà phải từ chức. Thủ tướng Anh giờ phải đứng trước quyết định lớn về việc có nên thay đổi các đề xuất hay kiên trì bám trụ với kế hoạch cùng hy vọng sẽ vượt qua được những dư luận phản đối.
Ngay sau khi tin tức ông Johnson từ chức được thông báo, giá trị đồng bảng Anh so với đồng USD đã giảm khoảng 0,2% từ mức 1 bảng tương đương 1,3340 USD xuống còn 1,3259 USD./.
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: Spiegel Online) |
Sự ra đi của hai vị "lão tướng" từng gắn bó với bà May ngay từ những ngày đầu bà nhậm chức trong giai đoạn đầy thách thức để đưa nước Anh "an toàn" rời EU cho thấy bà đang phải đứng đầu một chính phủ không thể đoàn kết trong việc xây dựng một chính sách ngoại giao và thương mại cho thời kỳ chuyển tiếp quan trọng sắp tới.
Những động thái mới cũng đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng "lèo lái" của bà May để có thể giữ vững những cam kết nhằm theo đuổi một Brexit "thân thiện với giới doanh nghiệp" hay sẽ phải đối mặt với những đơn từ chức từ những người trong hàng ngũ mà bà lãnh đạo hoặc thậm chí là những lời kêu gọi chính bà phải từ chức.
Việc hai ông Johnson và Davis từ chức cũng được ví như những cú "thắng phanh" gấp với Thủ tướng May chỉ 2 ngày sau khi bà công bố nội các hiện đang được đánh giá là chia rẽ sâu sắc của bà đã đạt được thỏa thuận cơ sở về việc giữ mối quan hệ thương mại thân thiết nhất có thể với EU thời kỳ hậu Brexit. Bản thân ông Johnson cũng từng nhiều lần chỉ trích kế hoạch này.
Những người có tư tưởng hoài nghi châu Âu trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền tỏ ra giận dữ và cho rằng chiến lược mà Nội các Anh thông qua đã phản lại chính lời cam kết của bà May về một lời chia tay dứt khoát với EU. Điều này cũng làm dấy lên quan ngại rằng sẽ có kêu gọi buộc bà phải từ chức. Thủ tướng Anh giờ phải đứng trước quyết định lớn về việc có nên thay đổi các đề xuất hay kiên trì bám trụ với kế hoạch cùng hy vọng sẽ vượt qua được những dư luận phản đối.
Ngay sau khi tin tức ông Johnson từ chức được thông báo, giá trị đồng bảng Anh so với đồng USD đã giảm khoảng 0,2% từ mức 1 bảng tương đương 1,3340 USD xuống còn 1,3259 USD./.
(TTXVN/VIETNAM+)