Một tuần sau khi Italy và Malta từ chối mở cửa cảng cho tàu cứu hộ Aquarius của Pháp chở 630 người di cư trái phép, ngày 17-6, con tàu này đã cập cảng Valencia của Tây Ban Nha.
Một tuần sau khi Italy và Malta từ chối mở cửa cảng cho tàu cứu hộ Aquarius của Pháp chở 630 người di cư trái phép, ngày 17-6, con tàu này đã cập cảng Valencia của Tây Ban Nha.
Để có thể đến Tây Ban Nha, con tàu đã phải vượt thêm 700 hải lý sau khi cứu những người di cư khỏi các con thuyền ngoài khơi bờ biển Libya.
Để đảm bảo chuyến hải trình an toàn, hai tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Italy là Datillo và Orione đã giúp tàu Aquarius cùng đưa những người di cư đến Tây Ban Nha.
Theo Hội Chữ thập Đỏ, tàu Datillo cập cảng đầu tiên với 274 người trên khoang. 4 giờ sau đó, tàu Aquarius chở 106 người di cư cũng đã cập cảng.
Hiện tàu Orione vẫn đang trên đường đến cảng Valencia và dự kiến cũng sẽ cập cảng trong ngày 17-6.
Ngay khi tàu Datillo cập cảng, các nhân viên y tế đã lên tàu tiến hành kiểm tra y tế sơ bộ trước khi những người di cư xuống tàu theo từng nhóm 20 người.
Một đoàn gồm 2.000 người, trong đó có 470 phiên dịch viên và 1.000 tình nguyện viên của Hội Chữ thập Đỏ đã đợi sẵn những người di cư trên bờ.
Khi cập cảng, một số người bị thương chủ yếu do bị bỏng và phồng rộp đã được đưa vào viện kiểm tra cùng những người mang thai.
Trước đó, hôm 9-6 vừa qua, tàu Aquarius của tổ chức phi lợi nhuận Pháp SOS Mediterranee đã cứu 630 người di cư trái phép tại vùng biển Trung Địa Trung Hải. Trong số này có 450 đàn ông và 80 phụ nữ, trong đó có 7 người đang mang thai, cùng 89 thanh niên và 11 trẻ em dưới 13 tuổi. Những người này đến từ 26 nước, chủ yếu là châu Phi.
Tuy nhiên, cả Malta và Italy đều từ chối mở cửa cảng cho tàu cứu hộ này khi cáo buộc lẫn nhau không tuân thủ các cam kết nhân đạo cũng như của EU, khiến tàu Aquarius phải neo đậu ở vùng biển giữa Malta và đảo Sicily của Italy.
Quyết định trên cũng đã làm bùng phát mâu thuẫn giữa Rome và Paris khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 12-6 cáo buộc Italy "vô trách nhiệm."
Đáp lại chỉ trích gay gắt này, một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Italy đã triệu Đại sứ Pháp tại Rome tới để phản đối.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho rằng ông không nói bất kỳ điều gì có ý xúc phạm Italy hoặc người dân quốc gia Địa Trung Hải này.
Sau đó, trong cuộc họp hôm 15-6 ở Paris, Tổng thống Macron và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã nhất trí rằng Liên minh châu Âu (EU) cần thành lập các trung tâm giải quyết các đơn xin tị nạn đặt tại các nước có người dân muốn tới di cư tới châu Âu, vốn là đề xuất được Tổng thống Pháp ủng hộ.
Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo Pháp và Italy cũng kêu gọi EU thay đổi các quy định xin tị nạn vốn đang khiến các quốc gia cửa ngõ như Hy Lạp và Italy bị quá tải vì làn sóng người di cư trái phép.
Trong khi đó, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ tiếp nhận tàu Aquarius. Đây được coi là một động thái chính trị, theo đó "buộc châu Âu phải theo đuổi một chính sách chung nhằm giải quyết một vấn đề chung".
Người di cư trên tàu Aquarius ở Địa Trung Hải ngày 12-6 vừa qua. (Ảnh: EPA/EFE/TTXVN) |
Để đảm bảo chuyến hải trình an toàn, hai tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân Italy là Datillo và Orione đã giúp tàu Aquarius cùng đưa những người di cư đến Tây Ban Nha.
Theo Hội Chữ thập Đỏ, tàu Datillo cập cảng đầu tiên với 274 người trên khoang. 4 giờ sau đó, tàu Aquarius chở 106 người di cư cũng đã cập cảng.
Hiện tàu Orione vẫn đang trên đường đến cảng Valencia và dự kiến cũng sẽ cập cảng trong ngày 17-6.
Ngay khi tàu Datillo cập cảng, các nhân viên y tế đã lên tàu tiến hành kiểm tra y tế sơ bộ trước khi những người di cư xuống tàu theo từng nhóm 20 người.
Một đoàn gồm 2.000 người, trong đó có 470 phiên dịch viên và 1.000 tình nguyện viên của Hội Chữ thập Đỏ đã đợi sẵn những người di cư trên bờ.
Khi cập cảng, một số người bị thương chủ yếu do bị bỏng và phồng rộp đã được đưa vào viện kiểm tra cùng những người mang thai.
Trước đó, hôm 9-6 vừa qua, tàu Aquarius của tổ chức phi lợi nhuận Pháp SOS Mediterranee đã cứu 630 người di cư trái phép tại vùng biển Trung Địa Trung Hải. Trong số này có 450 đàn ông và 80 phụ nữ, trong đó có 7 người đang mang thai, cùng 89 thanh niên và 11 trẻ em dưới 13 tuổi. Những người này đến từ 26 nước, chủ yếu là châu Phi.
Tuy nhiên, cả Malta và Italy đều từ chối mở cửa cảng cho tàu cứu hộ này khi cáo buộc lẫn nhau không tuân thủ các cam kết nhân đạo cũng như của EU, khiến tàu Aquarius phải neo đậu ở vùng biển giữa Malta và đảo Sicily của Italy.
Quyết định trên cũng đã làm bùng phát mâu thuẫn giữa Rome và Paris khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 12-6 cáo buộc Italy "vô trách nhiệm."
Đáp lại chỉ trích gay gắt này, một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Italy đã triệu Đại sứ Pháp tại Rome tới để phản đối.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho rằng ông không nói bất kỳ điều gì có ý xúc phạm Italy hoặc người dân quốc gia Địa Trung Hải này.
Sau đó, trong cuộc họp hôm 15-6 ở Paris, Tổng thống Macron và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã nhất trí rằng Liên minh châu Âu (EU) cần thành lập các trung tâm giải quyết các đơn xin tị nạn đặt tại các nước có người dân muốn tới di cư tới châu Âu, vốn là đề xuất được Tổng thống Pháp ủng hộ.
Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo Pháp và Italy cũng kêu gọi EU thay đổi các quy định xin tị nạn vốn đang khiến các quốc gia cửa ngõ như Hy Lạp và Italy bị quá tải vì làn sóng người di cư trái phép.
Trong khi đó, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ tiếp nhận tàu Aquarius. Đây được coi là một động thái chính trị, theo đó "buộc châu Âu phải theo đuổi một chính sách chung nhằm giải quyết một vấn đề chung".
(TTXVN/VIETNAM+)