Thống đốc California Jerry Brown ngày 28/6 đã ký ban hành đạo luật về bảo mật thông tin nhằm trao cho người tiêu dùng của bang nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các doanh nghiệp thu thập và quản lý thông tin cá nhân của họ. Google và nhiều doanh nghiệp lớn cho rằng quy định này quá chặt chẽ.
Thống đốc California Jerry Brown. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ngoài ra, doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ như nhau cho những người tiêu dùng nằm trong phạm vi của các điều luật này.
Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với mức phạt 7.500 USD cho mỗi lần vi phạm. Luật này được áp dụng cho người tiêu dùng tại California.
Trước đó, dự luật này đã được nhất trí thông qua tại cơ quan lập pháp của bang nhằm ngăn việc đưa một đạo luật tương tự ra trong cuộc bầu cử tháng 11 tới của bang.
Đạo luật này sẽ ảnh hưởng gần như toàn bộ doanh nghiệp lớn của bang California, nhưng các doanh nghiệp công nghệ lớn đóng vai trò ngày càng tăng trong ngành công nghệ thông tin và thương mại trực tuyến mới là những mục tiêu lớn nhất của đạo luật này.
Lãnh đạo Tập đoàn Alphabet - công ty mẹ của Google, đcảnh báo đạo luật này có thể gây ra những hậu quả không thể dự tính.
Cùng phản đối đạo luật này còn có Hiệp hội Internet, bao gồm các hãng Facebook, Amazon, cùng Văn phòng Thương mại California, Liên minh Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Quảng cáo Quốc gia.
Trong khi đó, CTIA, một tập đoàn thương mại ngành công nghệ không dây, kêu gọi Quốc hội Mỹ đưa đạo luật ra toàn nước Mỹ cho rằng: "Đạo luật đặc biệt của bang sẽ gây khó khăn cho sự đổi mới nước Mỹ và gây bối rối cho người tiêu dùng."
Eric Goldman, một giáo sư luật công nghệ thuộc Đại học Santa Clara, nhận định đạo luật này sẽ ảnh hưởng đến những người tiêu dùng bên ngoài California.
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân đã nổi lên trên khắp thế giới nhiều năm qua song chính giới buộc phải can thiệp sau vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của khoảng 87 triệu người sử dụng Facebook, cũng như vụ rò rỉ thông tin của Uber và nhiều tập đoàn công nghệ khác./.
(TTXVN/VIETNAM+)