Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley ngày 19-6 tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với lý do cơ quan này phân biệt đối xử đối với Israel.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley ngày 19-6 tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với lý do cơ quan này phân biệt đối xử đối với Israel.
Tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Mike Pompeo ở Washington, bà Haley nói: "Chúng tôi đưa ra quyết định này vì cam kết của chúng tôi không cho phép mình tiếp tục là một phần của một tổ chức đạo đức giả và tự mãn, vốn giễu cợt nhân quyền".
Trước đó cùng ngày, khi được hỏi về quyết định trên của Mỹ trước khi có công bố chính thức, người phát ngôn Liên hợp quốc ông Stephane nói: "Rõ ràng rằng Tổng thư ký rất tin tưởng vào kết cấu nhân quyền của Liên hợp quốc và sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên vào kết cấu này."
Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã chỉ trích quyết định trên của Mỹ, cảnh báo rằng việc Washington vắng mặt tại cơ quan này sẽ đẩy trách nhiệm lên các chính phủ khác giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất của thế giới.
Sở dĩ Mỹ chỉ trích Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là do Israel trở thành quốc gia duy nhất "chiếm riêng" một đề mục (gọi là đề mục 7) trong chương trình nghị sự của tổ chức này. Theo đó, cách hành xử của Israel tại những vùng đất Palestine bị chiếm đóng là chủ đề được thảo luận tại các phiên họp hàng năm của tổ chức.
Mỹ đã từ chối tham gia Hội đồng Nhân quyền khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006, thời điểm George W. Bush là ông chủ Nhà Trắng và Đại sứ của ông tại Liên hợp quốc là John Bolton, một người có quan điểm cứng rắn, hoài nghi Liên hợp quốc và hiện giữ vai trò cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump. Tới năm 2009 khi ông Barack Obama lên cầm quyền, Washington đã gia nhập hội đồng này.
Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, Mỹ đã rút khỏi cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO, giảm tài trợ cho Liên hợp quốc và thông báo kế hoạch rút khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc hậu thuẫn./.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley. (Nguồn: THX/TTXVN |
Trước đó cùng ngày, khi được hỏi về quyết định trên của Mỹ trước khi có công bố chính thức, người phát ngôn Liên hợp quốc ông Stephane nói: "Rõ ràng rằng Tổng thư ký rất tin tưởng vào kết cấu nhân quyền của Liên hợp quốc và sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên vào kết cấu này."
Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã chỉ trích quyết định trên của Mỹ, cảnh báo rằng việc Washington vắng mặt tại cơ quan này sẽ đẩy trách nhiệm lên các chính phủ khác giải quyết những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất của thế giới.
Sở dĩ Mỹ chỉ trích Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là do Israel trở thành quốc gia duy nhất "chiếm riêng" một đề mục (gọi là đề mục 7) trong chương trình nghị sự của tổ chức này. Theo đó, cách hành xử của Israel tại những vùng đất Palestine bị chiếm đóng là chủ đề được thảo luận tại các phiên họp hàng năm của tổ chức.
Mỹ đã từ chối tham gia Hội đồng Nhân quyền khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006, thời điểm George W. Bush là ông chủ Nhà Trắng và Đại sứ của ông tại Liên hợp quốc là John Bolton, một người có quan điểm cứng rắn, hoài nghi Liên hợp quốc và hiện giữ vai trò cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump. Tới năm 2009 khi ông Barack Obama lên cầm quyền, Washington đã gia nhập hội đồng này.
Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, Mỹ đã rút khỏi cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO, giảm tài trợ cho Liên hợp quốc và thông báo kế hoạch rút khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc hậu thuẫn./.
(VIETNAM+)