AFP đưa tin, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự của Nga đã giảm mạnh trong năm 2017 lần đầu tiên kể từ năm 1998 do một loạt lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây.
AFP đưa tin, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự của Nga đã giảm mạnh trong năm 2017 lần đầu tiên kể từ năm 1998 do một loạt lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây.
SIPRI nêu rõ bất chấp căng thẳng tăng cao giữa Moskva và phương Tây, chi tiêu quân sự của Nga trong năm ngoái ở mức 66,3 tỷ USD, thấp hơn 20% so với năm 2016.
Lần gần nhất Moskva buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự là năm 1998 vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI Siemon Wezeman nêu rõ: "Nga vẫn ưu tiên việc hiện đại hóa quân đội, song ngân sách quốc phòng của nước này đã bị hạn chế do các vấn đề kinh tế mà nước này trải qua từ năm 2014," ám chỉ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva do việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Cũng theo ông Wezeman, trước đó Nga vẫn cố gắng duy trì ngân sách quốc phòng, với việc cắt giảm ngân sách ở những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và giáo dục, tuy nhiên, năm 2017 là lần đầu tiên Moskva không có lựa chọn nào khác ngoài việc "thắt lưng buộc bụng" trong lĩnh vực quân sự.
Ông nhấn mạnh: "Nga đã không còn có khả năng duy trì ngân sách quốc phòng ở mức cao nữa hoặc gia tăng ngân sách này. Điều đó có nghĩa họ sẽ phải giảm bớt sự kiêu ngạo của mình"./.
Binh sỹ Nga trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva ngày 9/5/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Lần gần nhất Moskva buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự là năm 1998 vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI Siemon Wezeman nêu rõ: "Nga vẫn ưu tiên việc hiện đại hóa quân đội, song ngân sách quốc phòng của nước này đã bị hạn chế do các vấn đề kinh tế mà nước này trải qua từ năm 2014," ám chỉ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva do việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Cũng theo ông Wezeman, trước đó Nga vẫn cố gắng duy trì ngân sách quốc phòng, với việc cắt giảm ngân sách ở những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và giáo dục, tuy nhiên, năm 2017 là lần đầu tiên Moskva không có lựa chọn nào khác ngoài việc "thắt lưng buộc bụng" trong lĩnh vực quân sự.
Ông nhấn mạnh: "Nga đã không còn có khả năng duy trì ngân sách quốc phòng ở mức cao nữa hoặc gia tăng ngân sách này. Điều đó có nghĩa họ sẽ phải giảm bớt sự kiêu ngạo của mình"./.
(TTXVN/VIETNAM+)