Theo đài Sputnik, trong trường hợp xảy ra xung đột, Nga có một lợi thế quan trọng vượt trội so với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu.
Theo đài Sputnik, trong trường hợp xảy ra xung đột, Nga có một lợi thế quan trọng vượt trội so với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu.
Đây là ý kiến đánh giá được đưa ra trong báo cáo của nhóm tác giả ở Học viện Quân sự Mỹ West Point.
Nhóm chuyên gia trên lưu ý rằng chiều rộng của các tuyến đường sắt ở Litva, Latvia và Estonia khác biệt với các tuyến đường sắt ở châu Âu vì những tiêu chuẩn của chúng đã được thông qua từ thời Liên Xô trước đây.
Theo các chuyên gia trên, điều này sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Nga trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Bản báo cáo phân tích: "Sự khác biệt về các tuyến đường sắt nói trên đồng nghĩa với việc thiết bị quân sự và đạn dược từ các căn cứ chính của NATO tới Đức hoặc Ba Lan buộc sẽ phải được vận chuyển trên những đoàn tàu thích nghi được với các tuyến đường sắt của Nga, hoặc phải dùng các loại xe chuyên chở để đến được đích."
Cả hai phương án vận chuyển này đều tiêu tốn đáng kể cả về thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, binh sỹ NATO không được trang bị và huấn luyện đủ về việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng và cả kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động như vậy.
Nhóm chuyên gia kết luận rằng không giống các cường quốc phương Tây, Nga có thể sử dụng những ưu thế cơ động vì sự trùng hợp ngẫu nhiên của tiêu chuẩn đường sắt trong tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây như một lợi thế chiến lược nếu xảy ra xung đột với NATO./.
Tuyến đường sắt ở Litva. (Nguồn: Sputnik) |
Nhóm chuyên gia trên lưu ý rằng chiều rộng của các tuyến đường sắt ở Litva, Latvia và Estonia khác biệt với các tuyến đường sắt ở châu Âu vì những tiêu chuẩn của chúng đã được thông qua từ thời Liên Xô trước đây.
Theo các chuyên gia trên, điều này sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Nga trong trường hợp xảy ra chiến sự.
Bản báo cáo phân tích: "Sự khác biệt về các tuyến đường sắt nói trên đồng nghĩa với việc thiết bị quân sự và đạn dược từ các căn cứ chính của NATO tới Đức hoặc Ba Lan buộc sẽ phải được vận chuyển trên những đoàn tàu thích nghi được với các tuyến đường sắt của Nga, hoặc phải dùng các loại xe chuyên chở để đến được đích."
Cả hai phương án vận chuyển này đều tiêu tốn đáng kể cả về thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, binh sỹ NATO không được trang bị và huấn luyện đủ về việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng và cả kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động như vậy.
Nhóm chuyên gia kết luận rằng không giống các cường quốc phương Tây, Nga có thể sử dụng những ưu thế cơ động vì sự trùng hợp ngẫu nhiên của tiêu chuẩn đường sắt trong tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây như một lợi thế chiến lược nếu xảy ra xung đột với NATO./.
(VIETNAM+)