Ngày 9/5, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Tây Phi và khu vực Sahel Muhammad Ibn Chambas cho biết cần phải mất nhiều năm nữa mới có thể tiêu diệt được tận gốc Boko Haram vì đây là nhóm phiến quân có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những lần thất trận.
Ngày 9/5, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Tây Phi và khu vực Sahel Muhammad Ibn Chambas cho biết cần phải mất nhiều năm nữa mới có thể tiêu diệt được tận gốc Boko Haram vì đây là nhóm phiến quân có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những lần thất trận.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, nhận định của ông Chambas được đưa ra 3 năm sau khi chính phủ và quân đội Nigeria tuyên bố chắc chắn rằng cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram đã kết thúc sau khi lực lượng quân đội nước này giành lại một khu vực rộng lớn trước đó do Boko Haram kiểm soát.
Phát biểu tại diễn đàn các nước khu vực hồ Chad tổ chức tại Nigeria từ ngày 8-9/5, ông Chambas cho biết những cuộc tấn công gần đây của Boko Haram cho thấy nhóm này vẫn chưa hề có ý định buông vũ khí.
Vụ tấn công gần đây nhất của Boko Haram hôm 1/5 vừa qua tại khu vực xung quanh một thánh đường Hồi giáo thuộc thị trấn Mubi, bang Adamawa, Đông Bắc Nigeria, làm ít nhất 20 người thiệt mạng.
Trước đó, hôm 2/4, ít nhất 18 người cũng đã thiệt mạng và 84 người bị thương khi Boko Haram tiến hành vụ tấn công vào thành phố Maiduguri, miền Bắc Nigeria.
Ông Chambas cho rằng cần phải nhìn nhận tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram như một mạng lưới khủng bố quốc tế tương tự như Al-Qaeda hay tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Theo ông Chambas, mặc dù liên quân của 4 nước có đường biên giới với nhau bao gồm Nigeria, Niger, Chad và Cameroon đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong cuộc chiến chống Boko Haram nhưng sẽ còn mất nhiều thời gian nữa để xóa sổ hoàn toàn nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan này.
Kể từ cuộc nổi dậy cách đây 8 năm nhằm âm mưu thiết lập một nhà nước Hồi giáo, nhóm phiến quân Boko Haram đã phát động các cuộc tấn công và tiến hành hàng loạt vụ đánh bom liều chết ở các quốc gia thuộc lưu vực hồ Chad như Nigeria, Cameroon, Niger và Cộng hòa Chad, khiến ít nhất 20.000 người thiệt mạng và 2,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Boko Haram sử dụng việc bắt cóc như một vũ khí chiến tranh và đã bắt cóc hàng nghìn phụ nữ và bé gái cũng như nam giới để ép gia nhập hàng ngũ chiến đấu.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhóm phiến quân này đang trên đà tan rã. Quân đội Nigeria thường triển khai các chiến dịch giải cứu con tin với sự cộng tác, giúp đỡ của lực lượng đa quốc gia của Cameroon, Cộng hòa Chad và Niger./.
Các tay súng Boko Haram. (Nguồn: Her Campus) |
Phát biểu tại diễn đàn các nước khu vực hồ Chad tổ chức tại Nigeria từ ngày 8-9/5, ông Chambas cho biết những cuộc tấn công gần đây của Boko Haram cho thấy nhóm này vẫn chưa hề có ý định buông vũ khí.
Vụ tấn công gần đây nhất của Boko Haram hôm 1/5 vừa qua tại khu vực xung quanh một thánh đường Hồi giáo thuộc thị trấn Mubi, bang Adamawa, Đông Bắc Nigeria, làm ít nhất 20 người thiệt mạng.
Trước đó, hôm 2/4, ít nhất 18 người cũng đã thiệt mạng và 84 người bị thương khi Boko Haram tiến hành vụ tấn công vào thành phố Maiduguri, miền Bắc Nigeria.
Ông Chambas cho rằng cần phải nhìn nhận tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram như một mạng lưới khủng bố quốc tế tương tự như Al-Qaeda hay tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Theo ông Chambas, mặc dù liên quân của 4 nước có đường biên giới với nhau bao gồm Nigeria, Niger, Chad và Cameroon đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong cuộc chiến chống Boko Haram nhưng sẽ còn mất nhiều thời gian nữa để xóa sổ hoàn toàn nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan này.
Kể từ cuộc nổi dậy cách đây 8 năm nhằm âm mưu thiết lập một nhà nước Hồi giáo, nhóm phiến quân Boko Haram đã phát động các cuộc tấn công và tiến hành hàng loạt vụ đánh bom liều chết ở các quốc gia thuộc lưu vực hồ Chad như Nigeria, Cameroon, Niger và Cộng hòa Chad, khiến ít nhất 20.000 người thiệt mạng và 2,6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Boko Haram sử dụng việc bắt cóc như một vũ khí chiến tranh và đã bắt cóc hàng nghìn phụ nữ và bé gái cũng như nam giới để ép gia nhập hàng ngũ chiến đấu.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhóm phiến quân này đang trên đà tan rã. Quân đội Nigeria thường triển khai các chiến dịch giải cứu con tin với sự cộng tác, giúp đỡ của lực lượng đa quốc gia của Cameroon, Cộng hòa Chad và Niger./.
(TTXVN/VIETNAM+)