Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, chiều 17/5, trong cuộc gặp với đại diện đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế tại Jakarta, Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Indonesia, Tướng Tito Karnavian đã thừa nhận còn nhiều vấn đề trong công tác chống khủng bố của Indonesia.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, chiều 17/5, trong cuộc gặp với đại diện đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế tại Jakarta, Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Indonesia, Tướng Tito Karnavian đã thừa nhận còn nhiều vấn đề trong công tác chống khủng bố của Indonesia.
Tướng Karnavian khẳng định các vụ tấn công khủng bố nhằm vào một số nhà thờ Thiên chúa giáo và sở cảnh sát là hành động trả thù của hai tổ chức JAT và JAD sau khi cơ quan chức năng Indonesia bắt giữ thủ lĩnh của hai nhóm này để chờ xét xử.
Ngay sau khi các vụ tấn công xảy ra, cảnh sát Indonesia đã ráo riết triển khai các lực lượng tăng cường tại hiện trường, điều tra đường dây của các tổ chức khủng bố, truy bắt các nghi phạm.
Trong vòng 10 ngày qua, đã có 48 nghi phạm bị bắt giữ, một số bị tiêu diệt.
Cảnh sát đã thu giữ được nhiều tang chứng, trong đó có nhiều loại sách, tài liệu hướng dẫn về cách thức liên lạc cũng như tiến hành các hành động khủng bố tại Indonesia.
Đáng chú ý là tại nhà của Tri Murtiono, đối tượng cầm đầu gia đình trong vụ đánh bom liều chết tại trụ sở cảnh sát Surabaya hôm 14/5 vừa qua, cảnh sát đã thu được 54 quả bom ống đã sẵn sàng chờ kích nổ.
Theo Tướng Tito Karnavian, khủng bố tại Indonesia hiện nay có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố ở nước ngoài.
[Cảnh sát bắt hàng chục đối tượng nghi là khủng bố ở Indonesia]
Chất nổ sử dụng trong các vụ tấn công là loại có sức công phá mạnh, chủ yếu được buôn lậu từ nước ngoài vào. Đây cũng được cho là chất nổ từng được sử dụng trong các vụ tấn công ở châu Âu gần đây.
Phương thức hành động của các đối tượng đánh bom liều chết ở thành phố Surabaya cho thấy chúng đã được huấn luyện bài bản để qua mặt các cơ quan an ninh và chống khủng bố.
Đặc biệt, chúng đã dùng thủ đoạn sử dụng cả gia đình, không loại trừ các thành viên là phụ nữ và trẻ em để gây ra các cuộc tấn công tự sát bằng bom tự chế.
Tư lệnh Cánh sát Tito Karnavian cũng thừa nhận còn một số vấn đề trong công tác an ninh của Indonesia, trong đó có việc quản lý các trại giam.
Hiện nay, một số nhà tù, trại giam của Indonesia chưa đạt chuẩn, có nơi chưa phân loại các loại tội phạm để giam giữ hoặc chưa tách riêng nghi phạm và tội phạm... dẫn đến một số vụ vượt ngục hoặc gây bạo loạn như tại trại giam Mako Brimob ở Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta hôm 9/5 vừa qua, khiến 5 cảnh sát thiệt mạng.
Về giải pháp lâu dài để đối phó với khủng bố, Tướng Tito Karnavian nhấn mạnh, cần thúc đẩy việc thông qua một dự luật chống khủng bố đủ mạnh để không khoan nhượng với hành động khủng bố.
Quân đội cũng cần tham gia nhiều hơn vào việc phối hợp hành động chống khủng bố. Đặc biệt, việc chống lại sự độc hại và lan truyền nhanh chóng của chủ nghĩa cực đoan, hằn thù tôn giáo, dân tộc là một trọng tâm lớn.
Bên cạnh đó, việc kết nối dễ dàng qua mạng xã hội, khó kiểm soát Internet được cho là mang lại mối nguy lớn khi ở đó những kẻ cực đoan ngoài tuyên truyền những tư tưởng lệch lạc, còn dạy cách chế tạo bom, cách móc nối, tổ chức tấn công và cả cách tìm nguồn tài trợ cho các hành động khủng bố...
Cuối cùng là phải củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới an ninh và lực lượng chống khủng bố của Indonesia để có khả năng dự đoán tốt và kiểm soát được tình hình.
Theo số liệu thống kê của cảnh sát Indonesia, từ năm 2000 đến nay, tại Indonesia đã xảy ra 342 vụ khủng bố lớn nhỏ.
Cảnh sát đã bắt giữ gần 1.500 nghi phạm. Tổng cộng đã có 155 người trở thành nạn nhân của các vụ khủng bố, trong đó 48 người đã thiệt mạng và 108 người bị thương./.
Cảnh sát gác tại hiện trường vụ đánh bom ở Surabaya, Indonesia ngày 13/5 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Ngay sau khi các vụ tấn công xảy ra, cảnh sát Indonesia đã ráo riết triển khai các lực lượng tăng cường tại hiện trường, điều tra đường dây của các tổ chức khủng bố, truy bắt các nghi phạm.
Trong vòng 10 ngày qua, đã có 48 nghi phạm bị bắt giữ, một số bị tiêu diệt.
Cảnh sát đã thu giữ được nhiều tang chứng, trong đó có nhiều loại sách, tài liệu hướng dẫn về cách thức liên lạc cũng như tiến hành các hành động khủng bố tại Indonesia.
Đáng chú ý là tại nhà của Tri Murtiono, đối tượng cầm đầu gia đình trong vụ đánh bom liều chết tại trụ sở cảnh sát Surabaya hôm 14/5 vừa qua, cảnh sát đã thu được 54 quả bom ống đã sẵn sàng chờ kích nổ.
Theo Tướng Tito Karnavian, khủng bố tại Indonesia hiện nay có liên hệ chặt chẽ với các tổ chức khủng bố ở nước ngoài.
[Cảnh sát bắt hàng chục đối tượng nghi là khủng bố ở Indonesia]
Chất nổ sử dụng trong các vụ tấn công là loại có sức công phá mạnh, chủ yếu được buôn lậu từ nước ngoài vào. Đây cũng được cho là chất nổ từng được sử dụng trong các vụ tấn công ở châu Âu gần đây.
Phương thức hành động của các đối tượng đánh bom liều chết ở thành phố Surabaya cho thấy chúng đã được huấn luyện bài bản để qua mặt các cơ quan an ninh và chống khủng bố.
Đặc biệt, chúng đã dùng thủ đoạn sử dụng cả gia đình, không loại trừ các thành viên là phụ nữ và trẻ em để gây ra các cuộc tấn công tự sát bằng bom tự chế.
Tư lệnh Cánh sát Tito Karnavian cũng thừa nhận còn một số vấn đề trong công tác an ninh của Indonesia, trong đó có việc quản lý các trại giam.
Hiện nay, một số nhà tù, trại giam của Indonesia chưa đạt chuẩn, có nơi chưa phân loại các loại tội phạm để giam giữ hoặc chưa tách riêng nghi phạm và tội phạm... dẫn đến một số vụ vượt ngục hoặc gây bạo loạn như tại trại giam Mako Brimob ở Depok, ngoại ô thủ đô Jakarta hôm 9/5 vừa qua, khiến 5 cảnh sát thiệt mạng.
Về giải pháp lâu dài để đối phó với khủng bố, Tướng Tito Karnavian nhấn mạnh, cần thúc đẩy việc thông qua một dự luật chống khủng bố đủ mạnh để không khoan nhượng với hành động khủng bố.
Quân đội cũng cần tham gia nhiều hơn vào việc phối hợp hành động chống khủng bố. Đặc biệt, việc chống lại sự độc hại và lan truyền nhanh chóng của chủ nghĩa cực đoan, hằn thù tôn giáo, dân tộc là một trọng tâm lớn.
Bên cạnh đó, việc kết nối dễ dàng qua mạng xã hội, khó kiểm soát Internet được cho là mang lại mối nguy lớn khi ở đó những kẻ cực đoan ngoài tuyên truyền những tư tưởng lệch lạc, còn dạy cách chế tạo bom, cách móc nối, tổ chức tấn công và cả cách tìm nguồn tài trợ cho các hành động khủng bố...
Cuối cùng là phải củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới an ninh và lực lượng chống khủng bố của Indonesia để có khả năng dự đoán tốt và kiểm soát được tình hình.
Theo số liệu thống kê của cảnh sát Indonesia, từ năm 2000 đến nay, tại Indonesia đã xảy ra 342 vụ khủng bố lớn nhỏ.
Cảnh sát đã bắt giữ gần 1.500 nghi phạm. Tổng cộng đã có 155 người trở thành nạn nhân của các vụ khủng bố, trong đó 48 người đã thiệt mạng và 108 người bị thương./.
(TTXVN/VIETNAM+)