Đúng 6 giờ sáng 20/5 theo giờ địa phương (tức 17 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam), cử tri Venezuela đã bắt đầu tới các điểm bỏ phiếu trên cả nước để thực hiện quyền công dân, bầu ra tổng thống mới nhiệm kỳ 2019-2025 và hội đồng lập pháp địa phương tại quốc gia Nam Mỹ này.
Đúng 6 giờ sáng 20/5 theo giờ địa phương (tức 17 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam), cử tri Venezuela đã bắt đầu tới các điểm bỏ phiếu trên cả nước để thực hiện quyền công dân, bầu ra tổng thống mới nhiệm kỳ 2019-2025 và hội đồng lập pháp địa phương tại quốc gia Nam Mỹ này.
Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela (CNE) cho biết khoảng trên 20 triệu công dân nước này đủ điều kiện được kêu gọi tham gia bỏ phiếu. Trong khi đó, hơn 150 quan sát viên quốc tế đã có mặt tại Venezuela để theo dõi sự kiện này, trong đó có cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Zapatero và cựu Tổng thống Ecuador Rafael Correa.
Phát biểu ngay trước thềm cuộc bầu cử, ông Zapatero khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào việc nhân dân Venezuela tự do thực hiện quyền công dân của mình và phái đoàn quốc tế sẽ là những nhân chứng cho sự kiện quan trọng này của Venezuela.
Chính phủ Venezuela đã quyết định đóng cửa biên giới từ ngày 19-21/5, đồng thời huy động khoảng 300.000 binh sỹ tham gia bảo đảm an ninh tại các điểm bỏ phiếu và các khu vực nhạy cảm.
[Venezuela cáo buộc Mỹ phá hoại bầu cử bằng lệnh trừng phạt]
Cuộc bầu cử tại Venezuela diễn ra trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức cả về chính trị, kinh tế và xã hội do những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong nước, cũng như sức ép từ bên ngoài.
Phe đối lập liên tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc tổ chức tổng tuyển cử vào thời điểm hiện tại vì cho rằng không bảo đảm các điều kiện bảo đảm công bằng và minh bạch. Cùng với đó, một cuộc chiến kinh tế cũng được ráo riết phát động trong thời gian qua nhằm gây hỗn loạn tình hình kinh tế xã hội tại quốc gia Nam Mỹ này.
Mặt khác, Venezuela cũng phải đối mặt với những sức ép từ bên ngoài khi Mỹ đã liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và tổ chức quốc gia Nam Mỹ này. Mỹ cũng đã cùng với liên minh châu Âu và một số nước ở Mỹ Latinh đã tuyên bố sẽ không công nhận kết quả cuộc bầu cử lần này.
Tham gia tranh cử chức tổng thống Venezuela có đương kim Tổng thống Nicolas Maduro, đại diện cho liên minh cánh tả Mặt trận Tổ quốc Mở rộng, và ba ứng cử viên của các đảng cánh hữu đối lập là Henri Falcon, Javier Bertucci và kỹ sư Reinaldo Quijada.
Theo đánh giá của giới quan sát, Tổng thống Maduro đang có lợi thế lớn với sự ủng hộ của gần 6 triệu thành viên đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền, cùng với sự liên minh của các đảng cánh tả.
Trong khi đó, phe đối lập chưa tạo được sự thống nhất trong nội bộ và tỏ ra chia rẽ khi Liên minh đối lập lớn nhất là Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đã tẩy chay không tham gia cuộc bầu cử. Ba ứng cử viên tham gia lần này thì không đạt được thỏa thuận để đưa ra một ứng cử viên duy nhất tranh cử và điều này khiến lá phiếu của phe đối lập sẽ bị phân tán.
Dự kiến các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 18 giờ cùng ngày, song sẽ linh hoạt tiếp tục mở tại các điểm vẫn còn cử tri tới bỏ phiếu. Sau đó, CNE sẽ tiến hành kiểm phiếu và kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào đêm 20/5 theo giờ địa phương (chiều 21/5 theo giờ Việt Nam)./.
Cử tri Venezuela bỏ phiếu bầu cử địa phương. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu ngay trước thềm cuộc bầu cử, ông Zapatero khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào việc nhân dân Venezuela tự do thực hiện quyền công dân của mình và phái đoàn quốc tế sẽ là những nhân chứng cho sự kiện quan trọng này của Venezuela.
Chính phủ Venezuela đã quyết định đóng cửa biên giới từ ngày 19-21/5, đồng thời huy động khoảng 300.000 binh sỹ tham gia bảo đảm an ninh tại các điểm bỏ phiếu và các khu vực nhạy cảm.
[Venezuela cáo buộc Mỹ phá hoại bầu cử bằng lệnh trừng phạt]
Cuộc bầu cử tại Venezuela diễn ra trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức cả về chính trị, kinh tế và xã hội do những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong nước, cũng như sức ép từ bên ngoài.
Phe đối lập liên tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc tổ chức tổng tuyển cử vào thời điểm hiện tại vì cho rằng không bảo đảm các điều kiện bảo đảm công bằng và minh bạch. Cùng với đó, một cuộc chiến kinh tế cũng được ráo riết phát động trong thời gian qua nhằm gây hỗn loạn tình hình kinh tế xã hội tại quốc gia Nam Mỹ này.
Mặt khác, Venezuela cũng phải đối mặt với những sức ép từ bên ngoài khi Mỹ đã liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và tổ chức quốc gia Nam Mỹ này. Mỹ cũng đã cùng với liên minh châu Âu và một số nước ở Mỹ Latinh đã tuyên bố sẽ không công nhận kết quả cuộc bầu cử lần này.
Tham gia tranh cử chức tổng thống Venezuela có đương kim Tổng thống Nicolas Maduro, đại diện cho liên minh cánh tả Mặt trận Tổ quốc Mở rộng, và ba ứng cử viên của các đảng cánh hữu đối lập là Henri Falcon, Javier Bertucci và kỹ sư Reinaldo Quijada.
Theo đánh giá của giới quan sát, Tổng thống Maduro đang có lợi thế lớn với sự ủng hộ của gần 6 triệu thành viên đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền, cùng với sự liên minh của các đảng cánh tả.
Trong khi đó, phe đối lập chưa tạo được sự thống nhất trong nội bộ và tỏ ra chia rẽ khi Liên minh đối lập lớn nhất là Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đã tẩy chay không tham gia cuộc bầu cử. Ba ứng cử viên tham gia lần này thì không đạt được thỏa thuận để đưa ra một ứng cử viên duy nhất tranh cử và điều này khiến lá phiếu của phe đối lập sẽ bị phân tán.
Dự kiến các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 18 giờ cùng ngày, song sẽ linh hoạt tiếp tục mở tại các điểm vẫn còn cử tri tới bỏ phiếu. Sau đó, CNE sẽ tiến hành kiểm phiếu và kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào đêm 20/5 theo giờ địa phương (chiều 21/5 theo giờ Việt Nam)./.
(TTXVN/VIETNAM+)