Ngày 7/5, Thủ tướng Liban Saad Hariri xác nhận Phong trào Tương lai do ông lãnh đạo đã để mất 1/3 số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 6/5.
Ngày 7/5, Thủ tướng Liban Saad Hariri xác nhận Phong trào Tương lai do ông lãnh đạo đã để mất 1/3 số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 6/5.
Dù kết quả kiểm phiếu chính thức chưa được công bố nhưng Thủ tướng Hariri cho biết Phong trào Tương lai chỉ giành được 21 ghế trên tổng cộng 128 ghế, ít hơn 12 ghế so với Quốc hội trước. Ông Hariri dù thừa nhận đã hy vọng giành được nhiều ghế hơn nhưng ông vẫn cảm thấy hài lòng với kết quả trên.
Trong khi đó, Phong trào Hezbollah theo dòng Hồi giáo Shiite được cho là sẽ giữ vững số ghế trong Quốc hội Liban và duy trì sức ảnh hưởng tại quốc gia này. Trước đó, truyền thông Liban dẫn kết quả bỏ phiếu sơ bộ nhận định trong cuộc bầu cử, phong trào Hồi giáo Hezbollah và các đồng minh có thể giành được hơn một nửa số ghế trong Quốc hội.
Đây là cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Liban trong vòng 9 năm qua, sau 3 lần trì hoãn (vào các năm 2013, 2014 và 2017). Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế cũng như các thách thức khu vực.
Cuộc bầu cử áp dụng luật bầu cử mới, được thông qua vào tháng 6/2017 sau nhiều năm tranh cãi. Theo đó, số khu vực bầu cử giảm từ 26 xuống còn 15 khu vực; hệ thống đại diện theo tỷ lệ thay thế hệ thống đa số, qua đó tăng tính "đa dạng giáo phái" của các nghị sĩ trong mỗi khu vực bầu cử. Đây cũng là lần đầu tiên các công dân Liban ở nước ngoài được thực hiện quyền công dân trong cuộc bầu cử Quốc hội.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê do Bộ Nội vụ Liban công bố rạng sáng 7/5, số cử tri nước này tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội ngày 6/5 chỉ đạt 49,2% trong số hơn 3,7 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 54% trong cuộc bầu cử Quốc hội lần gần đây nhất vào năm 2009./.
Thủ tướng Liban Saad Hariri (phải, phía trước) bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Beirut ngày 6/5. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Trong khi đó, Phong trào Hezbollah theo dòng Hồi giáo Shiite được cho là sẽ giữ vững số ghế trong Quốc hội Liban và duy trì sức ảnh hưởng tại quốc gia này. Trước đó, truyền thông Liban dẫn kết quả bỏ phiếu sơ bộ nhận định trong cuộc bầu cử, phong trào Hồi giáo Hezbollah và các đồng minh có thể giành được hơn một nửa số ghế trong Quốc hội.
Đây là cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Liban trong vòng 9 năm qua, sau 3 lần trì hoãn (vào các năm 2013, 2014 và 2017). Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế cũng như các thách thức khu vực.
Cuộc bầu cử áp dụng luật bầu cử mới, được thông qua vào tháng 6/2017 sau nhiều năm tranh cãi. Theo đó, số khu vực bầu cử giảm từ 26 xuống còn 15 khu vực; hệ thống đại diện theo tỷ lệ thay thế hệ thống đa số, qua đó tăng tính "đa dạng giáo phái" của các nghị sĩ trong mỗi khu vực bầu cử. Đây cũng là lần đầu tiên các công dân Liban ở nước ngoài được thực hiện quyền công dân trong cuộc bầu cử Quốc hội.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê do Bộ Nội vụ Liban công bố rạng sáng 7/5, số cử tri nước này tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội ngày 6/5 chỉ đạt 49,2% trong số hơn 3,7 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 54% trong cuộc bầu cử Quốc hội lần gần đây nhất vào năm 2009./.
(TTXVN/VIETNAM+)