Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda ngày 8/4 đã kêu gọi chấm dứt tình trạng đổ máu đang diễn ra ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo tòa này có thể xét xử những đối tượng phạm tội ác chiến tranh.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda ngày 8/4 đã kêu gọi chấm dứt tình trạng đổ máu đang diễn ra ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo tòa này có thể xét xử những đối tượng phạm tội ác chiến tranh.
Trong một tuyên bố do Tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở ở La Haye, Hà Lan đưa ra, Công tố viên trưởng Fatou Bensouda khẳng định: "Cần phải chấm dứt việc sử dụng bạo lực. Bất kỳ đối tượng nào kích động hoặc thực hiện các hành vi bạo lực bằng việc ra lệnh, yêu cầu, khuyến khích, hay bằng cách nào đó góp phần gây ra các tội ác nằm trong thẩm quyền xử lý của ICC đều có thể bị truy tố trước tòa này."
Cũng theo bà Bensouda, hành động bạo lực nhằm vào dân thường cũng như việc lợi dụng sự có mặt của dân thường để biện minh cho các hoạt động quân sự có thể cấu thành các tội ác chiểu theo Quy chế Rome (quy chế thiết lập ICC).
Chính quyền Palestine đã gia nhập Quy chế Rome hồi tháng 1/2015, trong đó họ chấp nhận quyền tài phán của ICC.
Hiện, Israel đang phải đối mặt với nhiều câu hỏi về việc sử dụng đạn thật, làm gần 30 người Palestine thiệt mạng sau 10 ngày biểu tình và xung đột vừa qua dọc biên giới tại Dải Gaza.
Những cuộc biểu tình này là một phần của hoạt động tuần hành kéo dài 6 tuần cho đến khi trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khai trương dự kiến vào ngày 14/5 tới.
Hôm 6/4, khoảng 20.000 người Palestine đã tham gia tuần hành tại 5 địa điểm dọc biên giới giữa khu vực phía Đông Dải Gaza và Israel. Đây là đợt tuần hành quy mô lớn thứ hai trong 6 tuần biểu tình của người dân Palestine phản đối Israel mang tên "Great March of Return”.
Các vụ đụng độ trong đợt biểu tình này khiến 9 người thiệt mạng.
Cuộc tuần hành lớn thứ hai với quy mô nhỏ hơn diễn ra chỉ 1 tuần sau các cuộc tuần hành tương tự, với khoảng 30.000 người Palestine tới 6 khu vực khác nhau ở phía Đông Dải Gaza, vốn cũng dẫn tới tình trạng bạo lực khiến 20 người Palestine thiệt mạng hôm 30/3.
Các cuộc tuần hành được tổ chức nhằm gửi thông điệp đến thế giới rằng người Palestine có các quyền hợp pháp, trong đó có quyền hồi hương.
Đợt tuần hành kéo dài 6 tuần cho đến khi trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khai trương dự kiến vào ngày 14/5 tới.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào tháng 12/2017 khiến người Palestine phẫn nộ vì Palestine xác định khu vực Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai./.
Người biểu tình Palestine đốt lốp xe và ném đá vào binh sỹ Israel trong cuộc biểu tình dọc biên giới giữa khu vực phía Đông Dải Gaza và Israel. (Nguồn: THX/TTXVN) |
Cũng theo bà Bensouda, hành động bạo lực nhằm vào dân thường cũng như việc lợi dụng sự có mặt của dân thường để biện minh cho các hoạt động quân sự có thể cấu thành các tội ác chiểu theo Quy chế Rome (quy chế thiết lập ICC).
Chính quyền Palestine đã gia nhập Quy chế Rome hồi tháng 1/2015, trong đó họ chấp nhận quyền tài phán của ICC.
Hiện, Israel đang phải đối mặt với nhiều câu hỏi về việc sử dụng đạn thật, làm gần 30 người Palestine thiệt mạng sau 10 ngày biểu tình và xung đột vừa qua dọc biên giới tại Dải Gaza.
Những cuộc biểu tình này là một phần của hoạt động tuần hành kéo dài 6 tuần cho đến khi trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khai trương dự kiến vào ngày 14/5 tới.
Hôm 6/4, khoảng 20.000 người Palestine đã tham gia tuần hành tại 5 địa điểm dọc biên giới giữa khu vực phía Đông Dải Gaza và Israel. Đây là đợt tuần hành quy mô lớn thứ hai trong 6 tuần biểu tình của người dân Palestine phản đối Israel mang tên "Great March of Return”.
Các vụ đụng độ trong đợt biểu tình này khiến 9 người thiệt mạng.
Cuộc tuần hành lớn thứ hai với quy mô nhỏ hơn diễn ra chỉ 1 tuần sau các cuộc tuần hành tương tự, với khoảng 30.000 người Palestine tới 6 khu vực khác nhau ở phía Đông Dải Gaza, vốn cũng dẫn tới tình trạng bạo lực khiến 20 người Palestine thiệt mạng hôm 30/3.
Các cuộc tuần hành được tổ chức nhằm gửi thông điệp đến thế giới rằng người Palestine có các quyền hợp pháp, trong đó có quyền hồi hương.
Đợt tuần hành kéo dài 6 tuần cho đến khi trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khai trương dự kiến vào ngày 14/5 tới.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào tháng 12/2017 khiến người Palestine phẫn nộ vì Palestine xác định khu vực Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai./.
(TTXVN/VIETNAM+)