Bất chấp việc Nga nhiều lần khẳng định không dính líu gì tới vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh và đề nghị phối hợp với Anh để điều tra làm rõ, ngày 15/3, Anh cùng các đồng minh Đức, Pháp và Mỹ đã ra một tuyên bố chung, yêu cầu Moskva "trả lời mọi câu hỏi" liên quan vụ việc này.
Bất chấp việc Nga nhiều lần khẳng định không dính líu gì tới vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh và đề nghị phối hợp với Anh để điều tra làm rõ, ngày 15/3, Anh cùng các đồng minh Đức, Pháp và Mỹ đã ra một tuyên bố chung, yêu cầu Moskva "trả lời mọi câu hỏi" liên quan vụ việc này.
Tuyên bố chung của Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng "chưa có lời giải thích hợp lý nào biện minh cho việc sử dụng chất độc thần kinh Novichok trong vụ đầu độc trên."
Đồng thời, kêu gọi Nga cung cấp cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) báo cáo "đầy đủ và toàn diện" về cái mà bốn nhà lãnh đạo phương Tây trên gọi là "chương trình chất độc thần kinh Novichok."
Tuyên bố chung cũng lên án vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, coi đây là "sự tấn công vào chủ quyền Anh và đe dọa tới an ninh của phương Tây."
Động thái trên được cho là có thể đẩy những căng thẳng liên quan vụ việc này lên một nấc thang mới, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với phương Tây vốn đã chất chứa rất nhiều bất đồng.
[Anh: Chất độc có thể được giấu trong hành lý con gái cựu điệp viên Nga]
Phía Anh, mặc dù không đưa ra bằng chứng nào, song cho rằng Nga đứng sau vụ đầu độc trên và đã thực thi nhiều biện pháp, từ trục xuất nhà ngoại giao Nga tới đình chỉ tiếp xúc cấp cao.
Về phần mình, Nga khẳng định không liên quan tới vụ việc trên, đồng thời tuyên bố Anh đang tìm cách" đánh lạc hướng" dư luận quốc tế trong vụ việc trên khi cáo buộc Moskva một cách vô căn cứ, và đề nghị London phối hợp điều tra theo đúng các quy định quốc tế.
Phía Nga cũng cho rằng hành động của Anh mang tính khiêu khích trong khuôn khổ một chiến dịch làm xấu hình ảnh của Nga trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ngày 18/3 tới.
Về chất độc thần kinh Novichok, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định Nga không hề có "chương trình phát triển chất độc Novichok."
Đại diện Nga tại OPCW cũng khẳng định không hề tồn tại chương trình nghiên cứu nào gọi là "Novichok" ở Nga.
Trong khi đó, cùng ngày, tờ The Telegraph của Anh dẫn nguồn tin của các cơ quan tình báo nước này cho hay chất độc thần kinh “Novichok” được sử dụng trong vụ đầu độc hai cha con ông Sergei Skripal có thể đã được giấu trong hành lý của con gái cựu điệp viên này.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, các cơ quan an ninh Anh đang tiến hành điều tra theo hướng chất độc “Novichok” được tẩm vào các vật dụng như quần áo, mỹ phẩm hoặc quà tặng mà sau đó được mở ra tại nhà riêng của ông Skripal ở thành phố Salisbury, Tây Nam nước Anh.
Với hướng điều tra trên, cảnh sát chống khủng bố và cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 đang loại trừ khả năng có thủ phạm xâm nhập vào lãnh thổ Anh để thực hiện vụ đầu độc.
Tại buổi họp báo tối 15/3, Phó cảnh sát trưởng hạt Wiltshire Paul Mills, cho hay 131 người có thể đã tiếp xúc với chất độc chết người này và họ đang được các nhân viên y tế theo dõi qua điện thoại hàng ngày.
Ông cũng cho biết đã có 46 người tới bệnh viện vì lo lắng sau khi xảy ra vụ việc nói trên.
Cảnh sát có thể sẽ tiếp tục phong tỏa tại các khu vực nghi có dấu vết chất độc thần kinh trong những tháng tới./.
Cựu điệp viên Sergei Skripal. (Nguồn: AP) |
Đồng thời, kêu gọi Nga cung cấp cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) báo cáo "đầy đủ và toàn diện" về cái mà bốn nhà lãnh đạo phương Tây trên gọi là "chương trình chất độc thần kinh Novichok."
Tuyên bố chung cũng lên án vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, coi đây là "sự tấn công vào chủ quyền Anh và đe dọa tới an ninh của phương Tây."
Động thái trên được cho là có thể đẩy những căng thẳng liên quan vụ việc này lên một nấc thang mới, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với phương Tây vốn đã chất chứa rất nhiều bất đồng.
[Anh: Chất độc có thể được giấu trong hành lý con gái cựu điệp viên Nga]
Phía Anh, mặc dù không đưa ra bằng chứng nào, song cho rằng Nga đứng sau vụ đầu độc trên và đã thực thi nhiều biện pháp, từ trục xuất nhà ngoại giao Nga tới đình chỉ tiếp xúc cấp cao.
Về phần mình, Nga khẳng định không liên quan tới vụ việc trên, đồng thời tuyên bố Anh đang tìm cách" đánh lạc hướng" dư luận quốc tế trong vụ việc trên khi cáo buộc Moskva một cách vô căn cứ, và đề nghị London phối hợp điều tra theo đúng các quy định quốc tế.
Phía Nga cũng cho rằng hành động của Anh mang tính khiêu khích trong khuôn khổ một chiến dịch làm xấu hình ảnh của Nga trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ngày 18/3 tới.
Về chất độc thần kinh Novichok, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định Nga không hề có "chương trình phát triển chất độc Novichok."
Đại diện Nga tại OPCW cũng khẳng định không hề tồn tại chương trình nghiên cứu nào gọi là "Novichok" ở Nga.
Trong khi đó, cùng ngày, tờ The Telegraph của Anh dẫn nguồn tin của các cơ quan tình báo nước này cho hay chất độc thần kinh “Novichok” được sử dụng trong vụ đầu độc hai cha con ông Sergei Skripal có thể đã được giấu trong hành lý của con gái cựu điệp viên này.
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, các cơ quan an ninh Anh đang tiến hành điều tra theo hướng chất độc “Novichok” được tẩm vào các vật dụng như quần áo, mỹ phẩm hoặc quà tặng mà sau đó được mở ra tại nhà riêng của ông Skripal ở thành phố Salisbury, Tây Nam nước Anh.
Với hướng điều tra trên, cảnh sát chống khủng bố và cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 đang loại trừ khả năng có thủ phạm xâm nhập vào lãnh thổ Anh để thực hiện vụ đầu độc.
Tại buổi họp báo tối 15/3, Phó cảnh sát trưởng hạt Wiltshire Paul Mills, cho hay 131 người có thể đã tiếp xúc với chất độc chết người này và họ đang được các nhân viên y tế theo dõi qua điện thoại hàng ngày.
Ông cũng cho biết đã có 46 người tới bệnh viện vì lo lắng sau khi xảy ra vụ việc nói trên.
Cảnh sát có thể sẽ tiếp tục phong tỏa tại các khu vực nghi có dấu vết chất độc thần kinh trong những tháng tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)