Ngày 11/3 đánh dấu tròn 7 năm ngày xảy ra thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản khiến hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, sau đó dẫn tới một trong những sự cố rò rỉ hạt nhân nguy hiểm nhất trong lịch sử tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Ngày 11/3 đánh dấu tròn 7 năm ngày xảy ra thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản khiến hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, sau đó dẫn tới một trong những sự cố rò rỉ hạt nhân nguy hiểm nhất trong lịch sử tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Hàng loạt hoạt động tưởng niệm được tổ chức tại thủ đô Tokyo vào chiều cùng ngày, trong đó phút mặc niệm bắt đầu lúc 14 giờ 46 phút (giờ địa phương, 16 giờ 46 giờ Việt Nam), trùng thời điểm xảy ra thảm họa kinh hoàng. Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Shinzo Abe, Hoàng tử Akishino và những người may mắn sống sót sau thảm họa.
Đã 7 năm kể từ thảm họa trên, công tác khắc phục đã được triển khai tích cực, song vẫn còn nhiều thách thức trong việc gây dựng lại cuộc sống cho những người may mắn sống sót. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, khoảng 7.000 hộ gia đình vẫn đang phải sống trong các căn nhà tạm tại 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa gồm tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
Hơn 90% trong tổng số 30.000 căn hộ dự kiến dành cho các gia đình phải sơ tán đã được xây dựng và số còn lại dự kiến được hoàn tất vào cuối tháng 3/2019. Tuy nhiên, nhiều người dân không muốn sống trong các khu nhà tạm mà rời bỏ quê hương tìm cách xây dựng lại cuộc sống ở những vùng khác.
Dù lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima, nhưng khoảng 50.000 người trong tổng số những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa vẫn phải tạm trú ngoài tỉnh Fukushima vì lo ngại tồn dư phóng xạ hạt nhân và nhiều lý do khác.
Trước những lo ngại về việc đảm bảo an toàn, cuối tuần trước, 4 đảng đối lập tại Nhật Bản đã cùng đệ trình một dự thảo kêu gọi ngừng vận hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở nước này. Đây cũng là ý kiến chung của cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp khử độc và nhiều nỗ lực khác nhằm giúp người dân sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có thể trở về quê nhà của họ.
Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra ngày 11/3/2011 là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục tại nước này. Động đất kèm theo sóng thần đã khiến nhiều nhà cửa bị hư hại, gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa này đã khiến hơn 15.890 người thiệt mạng, trên 2.550 người mất tích và được cho là đã chết.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dành 6.500 tỷ yen (khoảng 57 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ tháng 4/2016./.
Người dân Nhật Bản tưởng niệm các nhân thảm họa động đất và sóng thần tại Tokyo. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Đã 7 năm kể từ thảm họa trên, công tác khắc phục đã được triển khai tích cực, song vẫn còn nhiều thách thức trong việc gây dựng lại cuộc sống cho những người may mắn sống sót. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, khoảng 7.000 hộ gia đình vẫn đang phải sống trong các căn nhà tạm tại 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa gồm tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
Hơn 90% trong tổng số 30.000 căn hộ dự kiến dành cho các gia đình phải sơ tán đã được xây dựng và số còn lại dự kiến được hoàn tất vào cuối tháng 3/2019. Tuy nhiên, nhiều người dân không muốn sống trong các khu nhà tạm mà rời bỏ quê hương tìm cách xây dựng lại cuộc sống ở những vùng khác.
Dù lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima, nhưng khoảng 50.000 người trong tổng số những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa vẫn phải tạm trú ngoài tỉnh Fukushima vì lo ngại tồn dư phóng xạ hạt nhân và nhiều lý do khác.
Trước những lo ngại về việc đảm bảo an toàn, cuối tuần trước, 4 đảng đối lập tại Nhật Bản đã cùng đệ trình một dự thảo kêu gọi ngừng vận hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở nước này. Đây cũng là ý kiến chung của cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp khử độc và nhiều nỗ lực khác nhằm giúp người dân sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có thể trở về quê nhà của họ.
Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra ngày 11/3/2011 là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục tại nước này. Động đất kèm theo sóng thần đã khiến nhiều nhà cửa bị hư hại, gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa này đã khiến hơn 15.890 người thiệt mạng, trên 2.550 người mất tích và được cho là đã chết.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dành 6.500 tỷ yen (khoảng 57 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ tháng 4/2016./.
(TTXVN/VIETNAM+)