Một vụ đánh bom xe liều chết đã xảy ra ngày 29/3 tại một trạm kiểm soát an ninh ở phía Đông Libya khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, trong đó có cả dân thường và 8 người bị thương.
Một vụ đánh bom xe liều chết đã xảy ra ngày 29/3 tại một trạm kiểm soát an ninh ở phía Đông Libya khiến ít nhất 8 người thiệt mạng, trong đó có cả dân thường và 8 người bị thương.
Hiện trường một vụ đánh bom ở Libya. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Đây là vụ tấn công liều chết thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng qua ở khu vực này.
Theo các nguồn tin an ninh, kẻ đánh bom liều chết đã kích nổ chiếc xe chứa bom tại 1 trạm kiểm soát an ninh của lực lượng ủng hộ Tướng Khalifa Haftar, gần thành phố Ajdabiya, cách thủ đô Tripoli khoảng 840km.
Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên.
Trước đó, ngày 9/3, một vụ tấn công liều chết đã xảy ra tại phía Nam thành phố Ajdabiya khiến 3 người bị thương. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công này.
Libya rơi vào bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi hồi năm 2011.
Quốc gia này bị chia rẽ thành 2 chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) có trụ sở tại Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Sarraj lãnh đạo và một chính quyền đối lập do Tướng Haftar hậu thuẫn đóng tại miền Đông.
Bất chấp thỏa thuận hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ đã được ký kết giữa các bên liên quan vào năm 2015, quốc gia Bắc Phi này vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Lợi dụng tình hình bất ổn tại Libya, các tổ chức khủng bố và các nhóm buôn người đã gây dựng cơ sở tại quốc gia Bắc Phi này.
Dù bị đẩy lui ở thành trì Sirte, miền Nam Libya hồi tháng 12/2016, song IS hiện vẫn hoạt động mạnh ở miền Trung và miền Nam Libya./.
Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên.
Trước đó, ngày 9/3, một vụ tấn công liều chết đã xảy ra tại phía Nam thành phố Ajdabiya khiến 3 người bị thương. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công này.
Libya rơi vào bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi hồi năm 2011.
Quốc gia này bị chia rẽ thành 2 chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) có trụ sở tại Tripoli do Thủ tướng Fayez al-Sarraj lãnh đạo và một chính quyền đối lập do Tướng Haftar hậu thuẫn đóng tại miền Đông.
Bất chấp thỏa thuận hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ đã được ký kết giữa các bên liên quan vào năm 2015, quốc gia Bắc Phi này vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Lợi dụng tình hình bất ổn tại Libya, các tổ chức khủng bố và các nhóm buôn người đã gây dựng cơ sở tại quốc gia Bắc Phi này.
Dù bị đẩy lui ở thành trì Sirte, miền Nam Libya hồi tháng 12/2016, song IS hiện vẫn hoạt động mạnh ở miền Trung và miền Nam Libya./.
(TTXVN/VIETNAM+)