Ủy ban các vấn đề văn hóa, nhân đạo và xã hội (Ủy ban 3) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/11 tổ chức phiên thảo luận chung về Báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), các vấn đề liên quan đến người tị nạn, người hồi hương, người bị mất nhà cửa và các vấn đề nhân đạo.
Ủy ban các vấn đề văn hóa, nhân đạo và xã hội (Ủy ban 3) thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/11 tổ chức phiên thảo luận chung về Báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), các vấn đề liên quan đến người tị nạn, người hồi hương, người bị mất nhà cửa và các vấn đề nhân đạo.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn đã đến dự và trình bày báo cáo trước Ủy ban.
Trong phát biểu của mình, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ông Filippo Grandi cho biết vấn đề di cư và tị nạn đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, nhắc đến tình trạng người tị nạn đang diễn ra tại Myanmar, Bangladesh, Nam Sudan, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Syria, Iraq...
Cao ủy Filippo Grandi cũng nhấn mạnh yếu tố đoàn kết và bảo vệ người tị nạn trong Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn, cũng như hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), các tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ các nước tiếp nhận người tị nạn giải quyết vấn đề này.
Trong năm 2016, UNHCR đã nhận được nguồn đóng góp tự nguyện gần 4 tỷ USD.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cũng thông báo đầu năm 2018, UNHCR sẽ đưa ra dự thảo đầu tiên của hiệp định toàn cầu về vấn đề tị nạn và sẽ tiến hành các cuộc tham vấn chính thức với các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ có quy chế quan sát viên tại Geneva.
Phát biểu tại phiên thảo luận chung, bà Phạm Thị Kim Anh, Đại sứ, Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định vấn đề tị nạn là một trong số những thách thức mà các nước trên thế giới đang phải đối phó.
Trong năm 2016, hơn một nửa số người tị nạn dưới sự bảo trợ của UNHCR là trẻ em. Vấn đề tị nạn có liên quan chặt chẽ đến vấn đề hòa bình, an ninh và quyền con người nên cần phải có giải pháp lâu dài bền vững cho vấn đề tị nạn.
Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản để bảo vệ người tị nạn và những người bị mất nhà cửa.
Người tị nạn cần phải được bảo vệ, cần được hỗ trợ để có quy chế pháp lý, đảm bảo các quyền về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cũng nhấn mạnh các nạn nhân dễ tổn thương nhất trong dòng người tị nạn chính là phụ nữ và trẻ em và họ cũng dễ trở thành nạn nhân của buôn bán người.
Vì thế, cộng đồng quốc tế cần bảo vệ và cung cấp cho họ lương thực, thuốc men, nước uống và chỗ ở. Việc thực hiện Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn sẽ giúp chuyển các cam kết thành hành động.
Các nước cần bảo vệ công dân của mình thông qua việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, đảm bảo những người tị nạn được tiếp cận với giáo dục, việc làm và các chính sách kinh tế-xã hội.
Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hợp tác quốc tế để cùng giải quyết các thách thức trong vấn đề tị nạn./.
Một phiên ọp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Trong phát biểu của mình, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ông Filippo Grandi cho biết vấn đề di cư và tị nạn đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, nhắc đến tình trạng người tị nạn đang diễn ra tại Myanmar, Bangladesh, Nam Sudan, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Syria, Iraq...
Cao ủy Filippo Grandi cũng nhấn mạnh yếu tố đoàn kết và bảo vệ người tị nạn trong Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn, cũng như hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), các tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ các nước tiếp nhận người tị nạn giải quyết vấn đề này.
Trong năm 2016, UNHCR đã nhận được nguồn đóng góp tự nguyện gần 4 tỷ USD.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cũng thông báo đầu năm 2018, UNHCR sẽ đưa ra dự thảo đầu tiên của hiệp định toàn cầu về vấn đề tị nạn và sẽ tiến hành các cuộc tham vấn chính thức với các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ có quy chế quan sát viên tại Geneva.
Phát biểu tại phiên thảo luận chung, bà Phạm Thị Kim Anh, Đại sứ, Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định vấn đề tị nạn là một trong số những thách thức mà các nước trên thế giới đang phải đối phó.
Trong năm 2016, hơn một nửa số người tị nạn dưới sự bảo trợ của UNHCR là trẻ em. Vấn đề tị nạn có liên quan chặt chẽ đến vấn đề hòa bình, an ninh và quyền con người nên cần phải có giải pháp lâu dài bền vững cho vấn đề tị nạn.
Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản để bảo vệ người tị nạn và những người bị mất nhà cửa.
Người tị nạn cần phải được bảo vệ, cần được hỗ trợ để có quy chế pháp lý, đảm bảo các quyền về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa.
Đại sứ Phạm Thị Kim Anh cũng nhấn mạnh các nạn nhân dễ tổn thương nhất trong dòng người tị nạn chính là phụ nữ và trẻ em và họ cũng dễ trở thành nạn nhân của buôn bán người.
Vì thế, cộng đồng quốc tế cần bảo vệ và cung cấp cho họ lương thực, thuốc men, nước uống và chỗ ở. Việc thực hiện Tuyên bố New York về người di cư và người tị nạn sẽ giúp chuyển các cam kết thành hành động.
Các nước cần bảo vệ công dân của mình thông qua việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, đảm bảo những người tị nạn được tiếp cận với giáo dục, việc làm và các chính sách kinh tế-xã hội.
Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục hợp tác quốc tế để cùng giải quyết các thách thức trong vấn đề tị nạn./.
(TTXVN/VIETNAM+)