Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 4/11 đã có cuộc điện đàm thảo luận việc triển khai phái bộ của Liên hợp quốc tại Donbass, khu vực xung đột ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 4/11 đã có cuộc điện đàm thảo luận việc triển khai phái bộ của Liên hợp quốc tại Donbass, khu vực xung đột ở miền Đông Ukraine.
Trang thông tin của Tổng thống Ukraine nêu rõ hai bên đã phối hợp những bước đi tiếp theo nhằm triển khai một phái bộ quốc tế của Liên hợp quốc tại khu vực Donbass, bao gồm cả các khu vực biên giới giữa Ukraine và Nga.
Ngoài ra, ông Tillerson đã thông báo với ông Poroshenko rằng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Wess Mitchell có kế hoạch thăm Ukraine trong tháng 11 này.
Trước đó, hồi tháng Chín vừa qua, Nga đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép triển khai một phái bộ vũ trang hạng nhẹ đến bảo vệ các quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.
Moskva muốn lực lượng này chỉ hoạt động ở dọc đường giới tuyến giữa các lực lượng của chính quyền Kiev với các tay súng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, và việc triển khai này phải được lực lượng đòi độc lập nhất trí.
Tuy nhiên, phía Ukraine đã phản đối đề xuất này và tuyên bố phái bộ của Liên hợp quốc phải được phép tuần tra trên toàn khu vực xung đột và biên giới giữa Nga với vùng lãnh thổ mà lực lượng đòi độc lập đang kiểm soát.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Đặc phái viên của Chủ tịch OSCE tại Ukraine, ông Martin Saidic, đã kêu gọi các bên xung đột tại Donbass ngừng các vụ pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sinh.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi các bên xung đột nhận thức rõ những nguy hiểm và tránh pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sinh."
Ông Saidic đưa ra lời kêu gọi này sau khi đạn pháo trong giao tranh ở Donbass rơi gần một trong những bể chứa khí clo dùng để lọc nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Nếu sự cố rò rỉ khí clo xảy ra có thể gây chết người trong bán kính 200m, đồng thời có thể khiến 350.000 người dân trong khu vực không có nước sạch sử dụng.
Hiện, khoảng 600 quan sát viên của OSCE đang có mặt tại miền Đông Ukraine, song sự hiện diện của họ cũng không giúp chấm dứt giao tranh bùng phát tại đây kể từ đầu năm 2014.
Trong 3 năm qua, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng./.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu tại Strasbourg nhân chuyến thăm Pháp ngày 11/10. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ngoài ra, ông Tillerson đã thông báo với ông Poroshenko rằng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Wess Mitchell có kế hoạch thăm Ukraine trong tháng 11 này.
Trước đó, hồi tháng Chín vừa qua, Nga đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép triển khai một phái bộ vũ trang hạng nhẹ đến bảo vệ các quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang giám sát cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.
Moskva muốn lực lượng này chỉ hoạt động ở dọc đường giới tuyến giữa các lực lượng của chính quyền Kiev với các tay súng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, và việc triển khai này phải được lực lượng đòi độc lập nhất trí.
Tuy nhiên, phía Ukraine đã phản đối đề xuất này và tuyên bố phái bộ của Liên hợp quốc phải được phép tuần tra trên toàn khu vực xung đột và biên giới giữa Nga với vùng lãnh thổ mà lực lượng đòi độc lập đang kiểm soát.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Đặc phái viên của Chủ tịch OSCE tại Ukraine, ông Martin Saidic, đã kêu gọi các bên xung đột tại Donbass ngừng các vụ pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sinh.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi các bên xung đột nhận thức rõ những nguy hiểm và tránh pháo kích vào các cơ sở hạ tầng dân sinh."
Ông Saidic đưa ra lời kêu gọi này sau khi đạn pháo trong giao tranh ở Donbass rơi gần một trong những bể chứa khí clo dùng để lọc nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Nếu sự cố rò rỉ khí clo xảy ra có thể gây chết người trong bán kính 200m, đồng thời có thể khiến 350.000 người dân trong khu vực không có nước sạch sử dụng.
Hiện, khoảng 600 quan sát viên của OSCE đang có mặt tại miền Đông Ukraine, song sự hiện diện của họ cũng không giúp chấm dứt giao tranh bùng phát tại đây kể từ đầu năm 2014.
Trong 3 năm qua, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng./.
(TTXVN/VIETNAM+)